ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:46:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cho đi là còn mãi

Báo Cà Mau Người đã có gia đình, cùng với các bạn trẻ, thậm chí là các em nhỏ, đã và đang chung tấm lòng nhân đạo, chia sẻ với bệnh nhân ung thư.

Đối với các bệnh nhân ung thư, có lẽ mái tóc là điều mà họ vô cùng trân quý. Bởi sau những lần hoá trị, tóc của họ sẽ rụng đi, thậm chí nhiều người phải cạo trọc để thuận tiện trong điều trị bệnh. Sự tự ti về ngoại hình là nỗi buồn thường trực của họ. Từ năm 2015, Thư viện tóc giả do Mạng lưới ung thư vú Việt Nam khởi xướng dựa trên nhu cầu có thực của các bệnh nhân ung thư. Ðây là ý tưởng đẹp, giúp nhiều bệnh nhân ung thư có niềm tin hơn.

Hướng về công tác thiện nguyện chung của cả nước, nhiều bạn trẻ ở Cà Mau đã tìm hiểu về chương trình hiến tóc cho bệnh nhân ung thư và bắt đầu bỏ công nuôi dưỡng mái tóc dài, khoẻ để gửi đến những người kém may mắn hơn mình.

Em Nguyễn Mộc Trà xin mẹ được hiến tóc cho bệnh nhi ung thư.

Em Nguyễn Mộc Trà xin mẹ được hiến tóc cho bệnh nhi ung thư.

Bạn Trần Kim Xuyến bỏ công chăm tóc khoẻ để hiến cho bệnh nhân ung thư có niềm tin hơn trong điều trị bệnh.

Bạn Trần Kim Xuyến bỏ công chăm tóc khoẻ để hiến cho bệnh nhân ung thư có niềm tin hơn trong điều trị bệnh.

   

Bạn Trần Kim Xuyến, nhân viên văn phòng tại Trường THCS và THPT Vàm Ðình, huyện Phú Tân, quyết định hiến mái tóc dài dày công chăm sóc hơn một năm vì muốn đóng góp giúp đỡ các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người đang mất dần sự tự tin vì rụng tóc sau hoá trị. Bạn chia sẻ, đây là lần đầu tiên hiến tóc nên cảm xúc rất đặc biệt. Sau khi đọc các thông tin ở báo đài, Xuyến đã nuôi suy nghĩ là chăm sóc cho tóc dài, khoẻ để hiến cho bệnh nhân ung thư. Vì vậy, bạn đã tìm hiểu kỹ các yêu cầu như độ dài tóc tối thiểu (thường từ 25 cm trở lên), tóc phải sạch, không bị hư tổn do hoá chất, tốt nhất là chưa qua xử lý thuốc nhuộm hay uốn, duỗi. Ngoài ra, bạn cũng tìm hiểu về các tổ chức nhận tóc để đảm bảo tóc của mình thực sự được sử dụng đúng mục đích, giúp đỡ những bệnh nhân cần nó.

Xuyến chia sẻ: “Em suy nghĩ rằng, khi đối mặt với bệnh tật, không chỉ thể chất mà tinh thần cũng rất quan trọng. Một bộ tóc giả có thể giúp họ tự tin hơn, bớt mặc cảm và có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật. Hơn nữa, đây là việc làm ý nghĩa em có thể làm được mà không cần nhiều điều kiện, chỉ cần có lòng thiện nguyện. Mặt khác, sau khi hiến tóc, em nhận được lời khen từ mọi người về diện mạo hoàn toàn mới của mình. Mặc dù mái tóc đã thay đổi, nhưng em không cảm thấy tiếc nuối mà ngược lại, em thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc vì biết rằng tóc của mình có thể mang lại niềm vui cho người khác. Ðồng thời, em cũng cảm thấy trân trọng mái tóc và sức khoẻ của bản thân hơn, cũng như có thêm động lực để tiếp tục làm những việc tốt đẹp khác”.

Không chỉ người trẻ, những người đã có gia đình cũng hoà chung tấm lòng nhân đạo gửi trao đến bệnh nhân ung thư. Chị Trần Thuỳ Trang, công tác tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, chia sẻ: “Tôi ấp ủ việc hiến tóc lâu rồi. Ðây là công việc nên làm, để những bệnh nhân ung thư có thêm động lực điều trị bệnh. Trước khi hiến, tôi không biết chỗ để gửi tóc nên tôi đã hỏi chị em trên mạng xã hội. May mắn là nhiều bạn bè, đồng nghiệp gửi thông tin địa chỉ nhận tóc hiến. Tôi nhận thấy nhiều người cũng có hướng nhìn và sự quan tâm giống tôi”.

Sau khi cắt, chị Trang bỏ tóc vào bao thư, điền địa chỉ chính xác, tiếp theo, chị vào trang web hiến tóc để điền thông tin cá nhân và mã vận hành của bưu điện để đơn vị nhận tóc dễ  tra cứu. Khi mẫu tóc của chị được xét duyệt, chị Trang vô cùng phấn khởi.

Cùng với người lớn, nhiều bạn nhỏ cũng hiểu và muốn được làm điều tốt đẹp này. Em Nguyễn Mộc Trà, hiện đang học lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (TP Cà Mau) nuôi mong muốn hiến tóc cho bệnh nhi ung thư, sau khi em xem một chương trình trên sóng truyền hình. Em bảo: “Thấy những bạn nhỏ không có tóc khiến con muốn khóc. Các bạn bị bệnh nên không thể có được một mái tóc đẹp như tụi con. Nhìn các bạn, con rất thương nên con xin mẹ cắt tóc của con để gửi tặng các bạn”.

Mái tóc dài của các chị, các em, các bạn trẻ khi được hiến tặng lại được “sống” thêm một lần nữa với ý nghĩa cao đẹp hơn. Các nữ bệnh nhân, bệnh nhi đang điều trị ung thư có thể tự tin bước chân ra ngoài thế giới sống một cuộc đời vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Không chỉ dừng lại ở việc hiến tóc, người trẻ Cà Mau đã bắt đầu cân nhắc đến việc hiến nội tạng sau khi qua đời vì mục tiêu nhân đạo cho tương lai. Bạn Trần Kim Xuyến tâm sự: “Em có xem nhiều bản tin và câu chuyện về những bạn trẻ tình nguyện đăng ký hiến tạng sau khi mất, em thực sự cảm phục họ. Em nghĩ đây là một quyết định dũng cảm và đầy nhân văn. Có những người ra đi nhưng để lại sự sống cho người khác. Họ không chỉ cứu được một mà có thể là nhiều mạng người, giúp những người bệnh có cơ hội được sống tiếp. Nếu một ngày nào đó, em đủ dũng cảm và có sự ủng hộ từ gia đình, có lẽ em cũng muốn trở thành một người có thể trao đi sự sống như thế. Vì em tin rằng, ý nghĩa của cuộc đời không nằm ở việc ta sống bao lâu, mà là ta đã để lại điều gì cho thế giới này”.

Cho đi là còn mãi, nên dù bạn ở đâu hay làm công việc gì, đều có thể hướng tinh thần nhân đạo đến những người, những nơi mà bạn muốn san sẻ yêu thương./.

 

Lam Khánh

 

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

Trao yêu thương cho người ở lại

Chiến tranh đã qua đi gần 50 năm, nhưng với các gia đình liệt sĩ, nỗi đau mất đi người thân vẫn mãi xót xa như hôm nào. Các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hẳn gia tài quý báu nhất mà họ để lại cho người thân chính là những bức di ảnh. Theo thời gian, các bức ảnh đã cũ và hư hỏng. Bằng tấm lòng tưởng nhớ và tri ân sâu sắc, nhiều bạn trẻ đã bắt tay nhau phục dựng lại hàng loạt những bức ảnh liệt sĩ đã hư hỏng để trao tặng lại cho gia đình.

Phú Tân phấn đấu đến cuối tháng 7 hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 10 /4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến kiểm tra công tác xây dựng nhà cho bà con trong chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và công tác trùng tu, bảo dưỡng các bia ghi danh anh hùng liệt sĩ, di tích lịch sử trên địa bàn huyện Phú Tân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.