ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 09:26:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cho đôi mắt sáng học đường

Báo Cà Mau Bà Lương Thị Quỳnh Lan, Trưởng đại diện Tổ chức ECF tại Việt Nam, cho biết, Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của Việt Nam được ECF thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ ở độ tuổi từ 15-25. Đây là độ tuổi các em đã tiếp cận nhiều với điện thoại, máy vi tính, các thiết bị điện tử; áp lực thức khuya học tập, lao động, tham gia giao thông…

Ông Bjorn Stenver (giữa), CEO - ECF Hà Lan, chụp ảnh lưu niệm cùng các em học sinh Trường THPT Huỳnh Phi Hùng.

Nhân chuyến công tác tại Cà Mau (trong 3 ngày, từ 15-17/10), đoàn cán bộ Dự án Chăm sóc mắt (ECF) Hà Lan phối hợp Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau và các y, bác sĩ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP Hồ Chí Minh) tổ chức khám tật khúc xạ tại Trường THPT Huỳnh Phi Hùng (huyện Trần Văn Thời), Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau và tại 3 công ty có thanh niên lao động trên địa bàn TP Cà Mau, nhằm nghiên cứu đánh giá nhanh tỷ lệ tật khúc xạ và mức độ bao phủ hiệu quả của việc điều chỉnh tật khúc xạ ở thanh niên từ 15-25 tuổi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

“Từ nghiên cứu đánh giá và thông qua chuyến thăm thực địa hoạt động Dự án “Tiếp cận toàn diện để cải thiện thị lực tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025” do Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan – ECF tài trợ trong chuyến công tác này, ECF sẽ phân tích và đề ra những định hướng, chiến lược để tiếp tục hỗ trợ công tác chăm sóc mắt cộng đồng tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới, với đối tượng được mở rộng hơn trước đây, đó là thanh niên từ 15-25 tuổi, góp phần cùng tỉnh Cà Mau thực hiện mục tiêu phòng, chống mù loà, hướng tới một tương lai sáng rõ và khỏe mạnh hơn cho đôi mắt”, bà Lương Thị Quỳnh Lan khẳng định.

Phóng viên báo Cà Mau đã ghi nhận hoạt động này tại Trường THPT Huỳnh Phi Hùng và tháp tùng cùng đoàn công tác thăm thực địa hoạt động Dự án tại Trường Tiểu học 1 Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời:

Hơn 400 học sinh Trường THPT Huỳnh Phi Hùng (huyện Trần Văn Thời) được khám tật khúc xạ và được chỉnh kính phù hợp.

Đo khúc xạ bằng máy.

Đo thị lực qua kính lỗ.

Sau khi được thăm khám, các em được lựa chọn và cấp mắt kính miễn phí.

Đây là chương trình khám tật khúc xạ mắt cho học sinh Trường Tiểu học 1 Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vào ngày 16/10, thuộc Dự án “Tiếp cận toàn diện để cải thiện thị lực tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025” do Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan - ECF tài trợ. Từ đầu năm học mới 2024-2025 đến nay, Bệnh viện Mắt - Da liễu đã phối hợp tổ chức khám tật khúc xạ cho học sinh tại nhiều trường tiểu học và THCS trong tỉnh và đã cấp hơn 500 kính mắt cho các em.

Ông Bjorn Stenver, CEO - ECF Hà Lan, chụp ảnh cùng em Phạm Ánh Dương, lớp 3, Trường Tiểu học 1 Trần Hợi. Ánh Dương là 1 trong 42 trẻ được phẫu thuật lác lé, sụp mi hoàn toàn miễn phí vào tháng 6 vừa qua, đây cũng là hoạt động nằm trong Dự án.

 

Băng Thanh

Phòng tránh bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ, ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, thường khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư tuyến giáp rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động ngăn ngừa căn bệnh này.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị.

Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 28/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.

Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ

Thực phẩm không chỉ là món ăn để no và nuôi sống cơ thể hằng ngày của mỗi con người, mà đối với trẻ nhỏ, nhiều loại thực phẩm còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...) là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là vấn đề hết sức cần thiết.

Lợi ích điều trị ung thư tại tuyến tỉnh

Từ năm 2016, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thời gian qua, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư nhiều trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực để thực hiện điều trị các bệnh lý về ung thư. Ðiều này đem lại hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà, nhất là đối với bệnh nhân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.