ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:21:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cho một ngày rực rỡ cờ hoa

Báo Cà Mau (CMO) Những đồng nghiệp của chúng tôi đã chia sẻ nhiều hình ảnh xúc động từ Đất Mũi. Đó là một ngày cả Việt Nam rực rỡ cờ hoa với chiến thắng lịch sử sau 60 năm chờ đợi tấm Huy chương Vàng SEAGAMES ở môn bóng đá nam. Nhưng chắc chắn rằng, Đất Mũi Cà Mau là nơi rực rỡ nhất, bởi nơi đây đang diễn ra Tuần Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau với quy mô và tầm vóc quốc tế.

Dòng người đổ về Đất Mũi để tham dự các chuỗi hoạt động văn hoá, du lịch đã cùng bên nhau cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam. Và, thật tuyệt vời! Đội tuyển Việt Nam chiến thắng, pháo hoa cũng đã nở rộ trên bầu trời mũi đất Cà Mau để mở ra một lễ hội thật sự. Thật bất ngờ! Trong không khí vui mừng ấy, có nhiều bạn bè lại hỏi chúng tôi về thầy giáo Phan Ngọc Hiển, về khởi nghĩa Hòn Khoai. Sực nhớ rằng, ngày 13/12 đã cận kề…

Chú Sáu Tuôi (Huỳnh Văn Tuôi, cán bộ lão thành cách mạng, ngụ tại Rạch Gốc, Ngọc Hiển) khi hồi nhớ những điều về khởi nghĩa Hòn Khoai thì bồi hồi: “Ngày ấy, chú còn nhỏ lắm. Chỉ nhớ xóm Rạch Gốc - Tân Ân này có mấy chục nóc nhà. Nhớ bà con ra đón những nghĩa quân chiến thắng trở về. Rồi các nghĩa quân bị bắt, giặc qua đốt nhà của bà con, bắt trói bà con giải đi. Rồi nghe tin, 10 chiến sĩ bị giặc đem ra xử tử ở Cà Mau”. Về sau này, chú Sáu Tuôi có thời gian gần gũi với Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa,  nghe  thêm nhiều câu chuyện về lớp người tiền nhân đi khởi nghĩa: “Hồi trước mấy tay chúa đảo ác ôn lắm, Hòn Khoai có mạch nước ngầm, bà con trong bờ ra lấy nước, tụi nó không cho còn đánh đập, hăm doạ đủ kiểu”.

Thành ra ở xứ Viên An, có gia đình căm tức chúa đảo, đặt tên con là “Xốc Xấc”. Ông Lý Xốc Xấc sau này cũng là cán bộ cách mạng kiên trung của quê hương Ngọc Hiển, đảm trách những vị trí quan trọng ở địa phương. Thầy giáo Phan Ngọc Hiển gốc Cần Thơ, theo tổ chức về Rạch Gốc - Tân Ân rồi ra Hòn Khoai mở lớp học với nhiệm vụ cảm hoá, địch vận lực lượng công nhân gác đèn tại Trạm Hải đăng Hòn Khoai. Hòn Khoai có vị trí hàng hải trọng yếu, luôn có sĩ quan Pháp làm nhiệm vụ trông coi mà bà con ta hay gọi là chúa đảo. Thời điểm 1940 là tên chúa đảo Olivier.

Những ngày tháng 12, Cà Mau sôi động bởi các hoạt động của Tuần Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019.

Lệnh khởi nghĩa được đồng chí Bông Văn Dĩa mang ra cho thầy giáo Phan Ngọc Hiển bằng thuyền buồm. Do điều kiện thông tin khó khăn, các đồng chí phía Hòn Khoai không biết có lệnh dừng khởi nghĩa ở Nam Kỳ. Khởi nghĩa nổ ra, chúa đảo Olivier đền tội. Đoàn quân chiến thắng trở về từ cửa Rạch Gốc - Tân Ân, rồi vòng qua trạm kiểm lâm của Tây ở Năm Căn. Sau đó, giặc dồn lực để đàn áp, bắt bớ. Các nghĩa sĩ lần lượt rơi vào tay giặc, thầy giáo Hiển và một số đồng chí phải đói khát, ẩn mình ở khu vực bãi Khai Long cho đến khi kiệt sức và bị giặc bắt.

Chú Nguyễn Công Trực (Tư Trực), xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tâm đắc: “Rạch Gốc - Tân Ân dù chỉ là xóm chài nhỏ hồi những năm 1940, nhưng phải khẳng định rằng, đây là nơi giương cao ngọn cờ của tinh thần cách mạng, ngọn cờ chiến thắng, cội nguồn truyền thống hào hùng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau”. Đó là lý do tuyệt vời nhất để Cà Mau chọn ngày khởi nghĩa 13/12 làm ngày truyền thống của tỉnh nhà. Theo chú Tư Trực, từ ngọn nguồn cách mạng của khởi nghĩa Hòn Khoai, Cà Mau đã viết tiếp những trang sử vàng chói lọi. Cho dù hy sinh, cho dù gian khổ, Cà Mau vẫn là thành đồng kháng chiến, bền gan, chung dạ sắt son để đi tới ngày toàn thắng.

Trên quê hương Rạch Gốc - Tân Ân ngày nay, cả một chặng đường dài đổi mới với biết bao kỳ vọng lớn lao. Rạch Gốc đã là thị trấn biển năng động, sầm uất, đang hào hứng xây dựng các tiêu chí để đạt chuẩn văn minh đô thị. Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc Huỳnh Thanh Đảm khẳng định: “Với những tiềm năng về kinh tế biển, đặc biệt là phát triển kinh tế thuỷ sản gắn với các dịch vụ hậu cần nghề cá, Rạch Gốc đang có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và đó cũng là hướng đi lâu dài”. Còn với xã đảo Tân Ân, nơi có cụm đảo Hòn Khoai, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phương Nam thông tin: “Tân Ân từng là xã khó khăn của Ngọc Hiển, nhưng bây giờ đã khác”. Theo ông Nam, với những tính toán phát triển lâu dài, Tân Ân rõ ràng sẽ là một điểm nhấn trong bức tranh phát triển của Ngọc Hiển gắn với những dự tính về cảng biển Hòn Khoai, về các tour, tuyến du lịch gắn với hàng hải, biển đảo tại Cà Mau.

Rạch Gốc - Tân Ân hôm nay đang hoà chung niềm vui của Đất Mũi Cà Mau vào mùa lễ hội. Nơi đó, những sản vật thơm thảo, văn hoá đặc trưng, con người hiếu khách của Ngọc Hiển sẽ được giới thiệu với bè bạn khắp muôn phương. Người ở xa về đây cũng sẽ được nghe những huyền thoại về thầy giáo Phan Ngọc Hiển với cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai làm chấn động bè lũ thực dân ở khắp cõi Nam Kỳ.

Ngày xưa, những bậc tiền nhân của quê hương chúng tôi đi làm nghĩa sĩ. Không ngại hy sinh, không ngại gian khổ, bền bỉ và kiên trung để có một ngày rực rỡ cờ hoa như hôm nay…./.

Phạm Quốc Rin

Liên kết hữu ích

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.