ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 20:27:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động thích ứng thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Thiệt mạng 1 người, thiệt hại hơn 26 tỷ đồng do tác động của thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh đã phải công bố tình huống khẩn cấp đối với sạt lở đê biển Tây… Thực trạng này cho thấy, những dấu hiệu khốc liệt và bất thường của thời tiết, thiên tai.

Mưa bão, dông lốc, triều cường hay sạt lở đất… những loại hình thiên tai đã không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh, bởi hầu như năm nào cũng có. Tuy nhiên, sau mỗi đợt đều gây ra thiệt hại, thậm chí thiệt hại rất nặng cả về tài sản và tính mạng người dân. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả sự chủ quan của một bộ phận người dân, hạ tầng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và sản xuất còn hạn chế trong khi thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường,

Thiên tai tác động đến tất cả các lĩnh vực từ sản xuất cho đến đời sống, hạ tầng và cả tính mạng của người dân. Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 1 người chết, 1 người bị thương; chìm 3 phương tiện khai thác. Ngoài ra, mưa dông làm sập, tốc mái, hư hỏng 1.445 căn nhà; sập, đổ ngã, hư hỏng các công trình như nhà kho, trụ sở ấp, nhà văn hoá, trường học, cổng chào, trụ điện...

Trên lĩnh vực sản xuất, hơn 2.026 ha lúa và hoa màu, cây ăn trái bị thiệt hại; sạt lở 233 m đường giao thông; triều cường dâng cao gây ra hiện tượng tràn cục bộ, làm ngập 888 căn nhà và hư hỏng một số vật dụng sinh hoạt của người dân...

Có ít nhất 2.026 ha lúa hè thu bị thiệt hại do thiên tai.

Đó là những con số thống kê đã phần nào minh chứng cho sự khốc liệt và mức độ tàn phá của thiên tai hiện nay.

Không chỉ vậy, các hiện tượng thời tiết bất thường trên biển còn gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc các tuyến biển từ Đông sang Tây. Tác động của đợt áp thấp nhiệt đới trong tháng 7 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với tình trạng sạt lở đê biển Tây đoạn từ bờ Nam cống Kênh Mới đến bờ Bắc cống Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời và vàm Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Bởi, khu vực này tình hình sạt lở diễn biến vô cùng nghiêm trọng; gây nguy cơ vỡ đê rất cao, đe doạ tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở hạ tầng, sản xuất khu vực phía trong đê.

Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với tình trạng sạt lở đê biển Tây, đoạn từ bờ Nam cống Kênh Mới đến bờ Bắc cống Đá Bạc và vàm Tiểu Dừa.

Đợt mưa lớn kèm theo gió mạnh do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trong tuần tháng 7 và những ngày qua đã khiến cả năng suất, giá thành lúa hè thu đều giảm. Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết, qua thống kê sơ bộ các diện tích đã thu hoạch, năng suất giảm trên 0,35 tấn/ha so vụ trước. Đặc biệt, có đến 1.800 ha của huyện bị thiệt hại do tác động của trận áp thấp trong tuần tháng 7. Những ngày qua, tiếp tục xuất hiện mưa lớn và gió, khiến nhiều diện tích người dân phải tiến hành thu hoạch lúa hơi non để giảm thiệt hại, từ đó không chỉ năng suất mà giá thành cũng giảm theo.

Trên địa bàn huyện U Minh, đã có 257 ha lúa hè thu của bà con bị thiệt hại, với mức độ hơn 50%. Ngoài ra, 77 ha cây trồng cũng bị thiệt hại, với mức độ hơn 70%; 113 căn nhà của bà con bị sập và tốc mái.

Ông Nguyễn Thanh Toản, Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết thêm, hiện nay, trên địa bàn huyện xảy ra tình trạng sụp lún và sạt lở cục bộ dọc theo nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn. Huyện đang chỉ đạo các xã hỗ trợ người dân khôi phục lại sản xuất cũng như vận động người dân sử dụng cây gỗ địa phương để hạn chế tình trạng sạt lở bờ sông.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, trong tháng 7, thiên tai đã gây ra thiệt hại khá nặng không chỉ có riêng đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua mà còn nhiều loại hình khác. Hiện nay, sở đang tiến hành thống kê thiệt hại về lúa, rau màu và cây ăn trái để có giải pháp hỗ trợ người dân kịp thời sớm ổn định cuộc sống cũng như khôi phục lại sản xuất. Dự báo, đây đến cuối năm, thiên tai sẽ tiếp tục còn diễn biến phức tạp hơn, do đó lãnh đạo các huyện, xã cần chủ động rà soát phương án phòng, chống thiên tai ứng theo từng cấp độ, nhất là người dân cần nâng cao ý thức chủ động trong phòng tránh.

Trước dự báo về thời tiết, thiên tai, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành cũng như địa phương chủ động trong phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại. Trong đó nêu rõ, các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp chủ động phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai. Thường xuyên kiểm tra, gia cố những công trình phòng, chống thiên tai; vận hành hợp lý hệ thống cống, đập, trạm bơm đảm bảo ngăn triều cường xâm nhập và tiêu thoát nước, chống ngập úng vùng ngọt hoá. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp; hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất phù hợp với lịch mùa vụ và diễn biến thời tiết, thích ứng với biến đổi khí hậu./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.