ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 00:35:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chú ý bệnh vẹo cột sống ở học sinh

Báo Cà Mau (CMO) Cong vẹo cột sống là một trong những căn bệnh học đường thường gặp hiện nay. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng tâm lý, cong vẹo cột sống còn gây ra những biến chứng cho sức khoẻ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, năm 2021, tổng số học sinh được khám sức khoẻ 22.294, trong đó bệnh lý cong vẹo cột sống là 63 em, chiếm 0,28%. Cong vẹo cột sống thường phát triển theo độ tuổi và biểu hiện rõ nhất ở tuổi từ 8-14 tuổi. Giai đoạn này, xương đang trong quá trình phát triển nên rất dễ bị tác động.

Tư thế ngồi học, ánh sáng, bàn ghế đều ảnh hưởng đến cột sống của học sinh. (Ảnh minh hoạ)

Trong giai đoạn đầu, cong vẹo cột sống thường không có triệu chứng nên khó phát hiện bằng mắt thường. Khi cong vẹo cột sống bắt đầu phát triển về giai đoạn sau, hầu hết người bệnh sẽ nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình.

Ngoài yếu tố bẩm sinh, có rất nhiều nguyên nhân, từ điều kiện sinh sống, học tập gây nên cong vẹo cột sống, như tư thế ngồi học, thói quen học tập không đúng, ánh sáng không đầy đủ, bàn ghế không phù hợp, phương tiện học tập không đảm bảo, bàn ghế học sinh không đúng với tiêu chuẩn.

Bác sĩ Chuyên khoa I Huỳnh Thanh Sử, Trưởng khoa Sức khoẻ môi trường, Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Khi bàn học quá cao so với ghế ngồi, học sinh khi ngồi học hoặc viết phải rướn vai và tay phải lên cao để viết bài, do đó cột sống bị vặn và kéo lệch sang bên phải, bên trái gây vẹo. Nếu bàn quá thấp so với ghế ngồi, khi ngồi học hoặc viết, học sinh phải cúi xuống nên gây ra gù. Ngoài ra, lớp học không đủ ánh sáng nên học sinh phải xoay vở về phía có nhiều ánh sáng để viết, khi đó cột sống bị vặn theo hướng ánh sáng. Nhiều học sinh ngồi học không đúng tư thế như ngồi xổm, quẹo đầu, quỳ học, từ đó làm cột sống không giữ ở tư thế đứng. Hiện nay, việc học tập ngày càng nhiều, trẻ đến trường thường phải mang cặp sách quá nặng, một số học sinh thì có thói quen xách cặp ở một bên cũng làm cho tư thế bị lệch sang một bên”.

Bệnh cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn làm mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. “Cong vẹo cột sống làm dáng đi bị lệch, ảnh hưởng đến vẻ đẹp cơ thể, tác động không tốt đến tâm lý của các em, tương lai không được tuyển vào một số ngành nghề đòi hỏi về thể hình. Cong vẹo cột sống làm lệch trọng tâm cơ thể khiến cho trẻ ngồi học mau bị mỏi mệt, sự chèn ép cơ thể gây tê mỏi, đau nhức cơ. Khi cột sống bị cong vẹo nặng sẽ gây ra một số biến chứng như làm lồng ngực bị biến dạng, ảnh hưởng đến tim, phổi các cơ quan trong ổ bụng, các rễ thần kinh bị chèn ép gây viêm, đau”, Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử khuyến cáo.

Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, các điều kiện để phòng ngừa và chữa bệnh cũng ngày càng tiên tiến. Bên cạnh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các cơ sở khám chữa bệnh, bản thân mỗi người đều có thể tự phòng ngừa bệnh. Ðối với bệnh cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh, cách phòng ngừa tốt nhất là ngồi học đúng tư thế, để sách xa mắt trên 30 cm, nơi học đủ ánh sáng, bàn ghế vừa tầm. Ngoài ra, nên thường xuyên tập thể dục, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời chế độ dinh dưỡng bổ sung các chất có vitamin A, B, C, E…

“Ðể phát hiện sớm cong vẹo cột sống và điều trị ngăn chặn ngay ở giai đoạn đầu, trẻ em nên được thường xuyên khám tầm soát cột sống 6 tháng/lần. Khám sức khoẻ định kỳ phát hiện sớm cong vẹo cột sống giúp chỉnh sửa tư thế hoặc chuyển khám chuyên sâu, bảo tồn giai đoạn, điều trị thích hợp nhằm cải thiện tư thế và hạn chế các biến chứng gây ra”, Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử nhấn mạnh./.

 

An Kỳ

 

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Viện Pasteur nâng cao năng lực xét nghiệm cho y tế tuyến tỉnh, huyện

Sáng 25/6, Viện Pasteur phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá nội bộ về quản lý chất lượng xét nghiệm y học”.

Triển khai rộng rãi dịch vụ xét nghiệm HIV Online

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV Online thông qua website: “tuxetnghiem.vn” tại tỉnh Cà Mau, cho thấy sự tiện ích rõ rệt từ mô hình này. Hiện nay, ngành y tế tăng cường các hoạt động truyền thông để đưa dịch vụ thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Vì đôi mắt trẻ thơ

Với mong muốn mang lại ánh sáng và sự tự tin cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn bị các bệnh về mắt, vừa qua, Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan (ECF) tổ chức đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý lé mắt, sụp mi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ hút thuốc lá

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch. Để phòng bệnh tim mạch, một trong những biện pháp đơn giản là không sử dụng thuốc lá và sống trong môi trường không khói thuốc lá.

Tận tâm vì sức khoẻ Nhân dân

Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trẻ tỉnh Cà Mau nỗ lực học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao y đức. Qua đó, đã có những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến vì sức khoẻ của người dân.

Vì môi trường không khói thuốc

Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hoá học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản của cả nam và nữ giới. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca tử vong xảy ra ở tuổi trung niên.

Nguyên nhân và tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ (Theo WHO).