ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 10:36:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chữa bệnh bằng phương pháp phản khoa học

Báo Cà Mau Thời gian gần đây, nhiều người đồn thổi ông Nguyễn Văn Triểu, sinh năm 1971, ở ấp Trung Cang, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi có khả năng chữa được bách bệnh bằng việc vái lạy, cầu nguyện. Nhiều người đã đến đây chữa bệnh theo phương pháp phản khoa học này.

Thời gian gần đây, nhiều người đồn thổi ông Nguyễn Văn Triểu, sinh năm 1971, ở ấp Trung Cang, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi có khả năng chữa được bách bệnh  bằng việc vái lạy, cầu nguyện. Nhiều người đã đến đây chữa bệnh theo phương pháp phản khoa học này. 

Nguồn tin những người dân sống ở đây cho biết, đầu năm 2015, ông Nguyễn Văn Triểu lập bàn thờ  Phật Quan Âm và Phật A Di Ðà. Thế rồi có tin đồn, ai có bệnh hãy đến bàn thờ này cúng dường, lạy từ 7 đến 9 ngày sẽ hết bệnh, không cần uống thuốc. Phần lớn những người đến đây đều lớn tuổi, bị bệnh nặng như: ung thư, xơ gan, tai biến mạnh máu não... Cũng có người đến đây vì tò mò, nghe theo tin đồn ông Triểu có khả năng chữa bệnh như thần.

Với những bức tranh thờ đơn giản này mà nhiều người tin rằng khi vái lạy sẽ hết bệnh.

Ông Nguyễn Văn Triểu thuộc đối tượng nghèo của xã Tân Trung, khi 5 tuổi đã bị bệnh teo cơ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hằng ngày đi bán kẹo kéo, bong bóng và đi làm thuê để kiếm sống. Bản thân ông Triểu chỉ học đến lớp 5, chẳng có một chút kiến thức gì về y học. Những người đến xin chữa bệnh được ông Triểu phán người này phải lạy 7 ngày, người kia phải lạy 9 ngày liên tục bệnh sẽ hết, không cần uống thuốc. 

 Bà Trương Thị Nga, ấp Trung Can, xã Tân Trung bị bệnh bướu dịch 25 năm nay, điều trị bệnh ở nhiều nơi nhưng chưa hết, nghe tin đồn bà đã đến nhà ông Triểu, được ông chỉ lạy bàn thờ Phật, bệnh không giảm mà có chiều hướng nặng thêm, gia đình phải đưa ra Bệnh viện Hồng Ðức ở Cà Mau để điều trị. Bà Nga cho biết: “Thấy nhiều người đi vái lạy, nhà ở gần nên đến cầu may, đi được vài ngày bệnh tình không giảm mà lại nặng thêm, gia đình phải đưa ra bệnh viện điều trị. Tôi thấy việc vái lạy như vậy không có ích gì cho bản thân và gia đình.

  Tiếp xúc với phóng viên, ông Triểu thừa nhận: “Bản thân tôi không biết về y học, lúc đi bán bong bóng tôi thỉnh các bức tượng Phật về gia đình để thờ. Còn nếu lạy hết bệnh, thì tôi không cần đến bảo hiểm y tế làm gì. Ông bà có câu “Ðói ăn rau, đau uống thuốc”, bị bệnh thì phải uống thuốc, còn cong xương sống quỳ lạy thì hết bệnh đường nào”.

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thanh Toàn, Trưởng Trạm Y tế xã Tân Trung,  cho biết: “Trong thời gian qua, gia đình anh Triểu, đặc biệt là mẹ anh Triểu, thường xuyên đến trạm khám bệnh, nhận thuốc. Nếu vái lạy hết bệnh thì mẹ của anh Triểu đâu cần đến trạm để lấy thuốc về điều trị chứng bệnh tai biến. Từ đó cho thấy, việc vái lạy cầu mong hết bệnh của nhiều người là việc làm phản khoa học”.

 Rõ ràng, nếu ông Triểu có khả năng điều trị bệnh, thì bản thân ông và người nhà của ông đâu cần đến trạm y tế  để y, bác sĩ điều trị.

Không chỉ bà Nga, đã có không ít người nhẹ dạ cả tin, theo lời một số hộ kinh doanh mua bán, chạy xe ôm xung quanh nhà ông Triểu đồn đại, thổi phồng sự việc, hằng ngày đến cúng vái, lạy bàn thờ Phật, bệnh không hết còn tốn kém tiền bạc, thời gian cho việc mê tín này.

Bác sĩ Huỳnh Văn An, Trưởng Phòng Y tế huyện Ðầm Dơi khuyến cáo: “Góc độ chuyên môn, tôi khuyên bà con nên cảnh giác, không nên chữa bệnh bằng mê tín dị đoan làm tiền mất tật mang. Nếu có bệnh, bà con nên đến cơ sở y tế để được các y, bác sĩ khám và điều trị”.

UBND xã Tân Trung đã nhiều lần mời ông Nguyễn Văn Triểu đến làm việc, nhưng sự việc đến nay chưa giải quyết triệt để. Không ít người từ xa đến chờ cúng, vái lạy, không có nơi ăn nghỉ, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ vừa gây mất an ninh trật tự ở địa phương.

Ðể đảm bảo tình hình an ninh trật tự, ngành chức năng của huyện Ðầm Dơi và xã Tân Trung cần tuyên truyền vận động bà con nâng cao ý thức, không nên nhẹ dạ cả tin vào cách chữa bệnh phản khoa học này. Trong gia đình có người bị bệnh nên đưa đi điều trị ở các cơ sở y tế gần nhất, y học ngày nay rất phát triển, phát hiện bệnh sớm, điều trị theo lộ trình chắc chắn sẽ mang lại kết quả khả quan

Bài và ảnh: Gia Mẫn

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.

Tác hại nguy hiểm của bóng cười

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng ma tuý tổng hợp, shisha trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Tại một số trường học có học sinh hút thuốc lá điện tử (TLÐT). Ðáng lo ngại là qua theo dõi, tại Cà Mau đã có tình trạng giới trẻ sử dụng bóng cười tại các điểm kinh doanh, vui chơi, giải trí, nhà hàng có phục vụ rượu bia, dịch vụ ăn uống, karaoke...