ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 5-7-24 23:47:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2024:

Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!

Báo Cà Mau Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao nhất trên toàn cầu. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174 ngàn bệnh nhân lao, và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10-15 người khác.

Thông tin trên được bác sĩ CKII Trần Hiến Khóa, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, cho biết tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) do đơn vị tổ chức, vào sáng ngày 22/3. Dự lễ có bác sĩ CKII Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế, cùng trên 100 bệnh nhân lao.

Bác sĩ CKII Trần Hiến Khoá, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, thông tin tình hình bệnh lao và kêu gọi mọi người chung tay phòng chống lao.

“Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2024 là “Yes! We can end TB!” - "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”. Chúng ta hãy cùng nhau truyền tải thông điệp này và hy vọng rằng, sự phục hồi mạnh mẽ của công tác phòng chống lao trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, một lần nữa khẳng định mục tiêu chấm dứt bệnh lao là hoàn toàn có thể”, bác sĩ CKII Trần Hiến Khoá chia sẻ.

Bác sĩ CKII Trần Hiến Khoá đồng thời kêu gọi, tại Cà Mau, tỷ lệ bệnh nhân lao còn cao, do đó rất cần sự chung tay góp sức của tất cả bệnh nhân lao trong công tác phòng chống lao, khám và tích cực phối hợp cùng các đơn vị y tế điều trị kịp thời, dứt điểm căn bệnh này.

Bác sĩ CKII Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế, trao quà cho bệnh nhân lao có hoàn cảnh đặc biệt.

Phát biểu tại buổi lễ, bác sĩ CKII Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế, mong các bệnh nhân lao nâng cao ý thức phòng lây lan cho người thân và cộng đồng, tích cực điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để khỏi bệnh, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, để công tác phòng chống lao hiệu quả, cần sự cộng hưởng sức mạnh của cả cộng đồng, như: Tăng cường tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao; nâng cao nhận thức của người dân, giảm mặc cảm, kỳ thị bệnh lao; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng trong công tác phòng, chống lao…

Bác sĩ CKII Trần Hiến Khoá trao quà cho bệnh nhân.

Dịp này, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh qua vận động Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau, hỗ trợ 100 suất quà, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng, cho những bệnh nhân lao có hoàn cảnh đặc biệt./.

 

Loan Phương

Giúp người cao tuổi vui, khoẻ

TP Cà Mau có hơn 23 ngàn người cao tuổi. Xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, TP Cà Mau đặc biệt quan tâm chăm lo, tạo điều kiện giúp người cao tuổi được sống vui, sống khoẻ, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin, khoáng chất, hay còn được gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng nói chung và các chất dinh dưỡng đa lượng nói riêng, bao gồm protein, chất béo, carbohydrate.

Ðề phòng cúm gia cầm lây sang người

Tình hình bệnh cúm gia cầm lây sang người ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao. Người dân cần nâng cao ý thức chủ động các biện pháp phòng bệnh.

Nhân lên những "giọt hồng"

“Hiến máu là hành động mang ý nghĩa nhân văn, ngoài ra, theo tôi đó còn là một sự dũng cảm, vì máu là do cơ thể con người sản xuất ra, không một thiết bị máy móc hay một quốc gia nào có thể tạo ra được. Giọt máu cho đi để đổi lấy sự sống của một người, cũng là cách thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, đất nước”, anh Phạm Văn Bằng (sinh năm 1983, ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân), điển hình của tỉnh Cà Mau sẽ đến Thủ đô Hà Nội dự lễ vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024, chia sẻ.

Nghịch lý về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Cà Mau là một trong những tỉnh có tỷ lệ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ðiều đó cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, thời gian qua, việc các trạm y tế, phòng khám khu vực xuống cấp, cùng với các phòng khám tư nhân tăng lên, đã kéo theo lượng bệnh ở các cơ sở này giảm mạnh.

Tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, bệnh không lây nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn tất cả các nguyên nhân khác cộng lại. 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

8 loại ung thư do thuốc lá

Ung thư đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi ngoài sự tàn phá về sức khoẻ, thể trạng con người, rút ngắn tuổi thọ…, thì sự kiệt quệ về kinh tế không những cho hiện tại mà thậm chí còn có thể kéo dài cho những thế hệ tiếp theo, do chi phí điều trị quá lớn.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 39,5%; trong đó, bệnh mạch máu não (55,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (32%), bệnh tim do tăng huyết áp (6,9%) và bệnh tim mạch khác (5,7%). Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.