ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ hai, 25-9-23 17:43:03

Chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, thích ứng với biến đổi khí hậu ở Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn từ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) được coi là hình mẫu về sự thành công trong chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cà Mau.

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL) đã triển khai “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau” (Tiểu Dự án 8 ). Phát huy lợi thế với diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, người dân nuôi tôm dưới tán rừng rừng ngập mặn ở Cà Mau đạt hiệu quả rất khả quan.

Theo ông Hồ Hoàng Nam, cán bộ khuyến nông xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), xã Tân Ân Tây có hơn 3.300 ha tôm rừng với 1.500 hộ tham gia Dự án. Việc triển khai dự án trên địa bàn xã góp phần đáng kể vào việc thay đổi tập quán sản xuất của nông dân từ canh tác truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao.

Theo Ban quản lý Tiểu dự án 8 (ICRSL Cà Mau), đến tháng 11/2022, Dự án đã hỗ trợ thành lập được 60 tổ nhóm, với trên 3.200 người tham gia, triển khai trên 10.600 ha diện tích nuôi tôm rừng đạt chứng chỉ quốc tế, tạo ra giá trị 249 tỷ đồng/vụ.

Hiệu quả tài nguyên nước tăng lên rõ rệt, khi lượng nước sử dụng đã giảm 120 ngàn khối/năm/4 ha; như vậy, với trên 10.600 ha, lượng nước đã giảm khoảng 319 triệu khối/năm. Về kinh tế, mỗi hécta lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm ở các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi.

Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận cho hơn 19 ngàn ha tôm - rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP…), sản phẩm được nhiều thị trường ưa chuộng và đánh giá cao.

Sản phẩm tôm - rừng được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá cao hơn khoảng 5-10% so với sản phẩm truyền thống khác. Bên cạnh đó, với diện tích tôm - rừng được chứng nhận, các doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 250-500 ngàn ha/năm và hỗ trợ về con giống có chất lượng cao để thả nuôi.

Theo Ban Quản lý Trung ương các dự án Thuỷ lợi (CPO), qua 6 năm thực hiện, Dự án MD-ICRSL do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đã giúp hơn 1 triệu nông dân địa phương chuyển đổi sang những hình thức sản xuất thích ứng với khí hậu và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả. Các loại hình sinh kế của Dự án đã chứng minh có thể là giải pháp thay thế cho các loại hình sinh kế truyền thống mà vẫn đem lại lợi nhuận cho người dân.

Với lợi thế diện tích rừng ngập mặn lớn, Cà Mau tập trung phát triển mô hình nuôi tôm tưới tán rừng.

Tuy nhiên, hiện ĐBSCL đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để tìm giải pháp và tăng cường thêm các nguồn lực cho ĐBSCL, vừa qua, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo về đề xuất dự án Chống chịu khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (WB11).

Hội thảo do Thứ trưởng Bộ N&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp; bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động của Ngân hàng Thế giới, đồng chủ trì, với sự tham dự của nhiều tổ chức quốc tế cùng lãnh đạo các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Theo tổng hợp đề xuất của Ban quản lý Trung ương các Dự án Thuỷ lợi, Dự án WB 11 với mục tiêu tăng cường tính chống chịu khí hậu và nâng cao sinh kế tại các địa phương tham gia dự án ở 9 tỉnh vùng ĐBSCL, gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang.

Dự án sẽ tập trung thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình, nhằm giải quyết vấn đề, cải thiện, phát triển chuỗi ngành hàng chủ lực, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung, phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp gắn kết với các khu đô thị hoá, công nghiệp hoá và du lịch, từ đó tạo ra việc làm, thu nhập cao hơn cho người lao động.

Dự án WB 11 dự kiến có 3 hợp phần: Hợp phần 1 sẽ tăng cường thể chế và các hệ thống thông tin; Hợp phần 2 đi vào đầu tư hạ tầng chống chịu khí hậu cấp vùng; Hợp phần 3 là thúc đẩy đa dạng sinh kế và kinh tế nông thôn thích ứng biến đổi khí hậu. Về tiến độ, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ tích cực để tháng 12/2023 sẽ có những dự án thành phần đầu tiên trình lãnh đạo WB./.

 

Nguyễn Hoàng

 

Minh bạch, đảm bảo quyền lợi khách hàng

(CMO) Lắp đặt mới và thay thế công tơ điện cơ bằng công tơ điện tử là một trong những nỗ lực của ngành điện, nhằm tiến tới mục tiêu thu thập dữ liệu từ xa, tạo bước tiến mới về chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh. Cùng với đó sẽ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, sự minh bạch, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của khách hàng sử dụng điện, nhất là giúp khách hàng dễ dàng giám sát, kiểm soát chỉ số, mức tiêu thụ điện của gia đình.

Dai-ichi Life Việt Nam "Tri ân khách hàng - Tầm soát sức khỏe"

(CMO) Ngày 27/8, tại Khách sạn Phú Cường Cà Mau, Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Chương trình “Tri ân khách hàng - Tầm soát sức khỏe”, sự kiện được tổ chức nhằm tri ân khách hàng.

An toàn, tiết kiệm trong sử dụng điện

(CMO) Tuyên truyền để mọi khách hàng nắm và có thể áp dụng các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả là một trong những hoạt động luôn được Công ty Ðiện lực Cà Mau đặc biệt quan tâm thời gian qua.

BIDV Cà Mau đồng hành cùng tiểu thương phủ QR thanh toán

(CMO) Ngày 19/8, BIDV Cà Mau tổ chức Lễ phát động chiến dịch phủ QR thanh toán đối với khách hàng tiểu thương. Chiến dịch được thực hiện tại Trụ sở chi nhánh, tất cả các phòng giao dịch trên toàn tỉnh và kéo dài đến ngày 15/10.

Ðảm bảo cung cấp điện lễ Quốc khánh và khai giảng

(CMO) Lập phương án cấp điện, tiến hành kiểm tra, cải tạo, vệ sinh bảo dưỡng, kiểm tra hành lang an toàn lưới điện... là những giải pháp đã được Công ty Ðiện lực Cà Mau (Công ty) chủ động triển khai để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng trong tỉnh, nhất là những ngày diễn ra lễ Quốc khánh 2/9 và lễ khai giảng năm học 2023-2024 tới đây.

Kéo giảm tai nạn điện

(CMO) Dù đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra tình hình sử dụng điện trên địa bàn tỉnh, nhưng từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 vụ tai nạn điện, làm chết 3 người; so sánh cùng kỳ giảm 1 vụ, giảm 2 người bị thương. Trong đó, 2 vụ tai nạn điện xảy ra trên địa bàn xã Nguyễn Phích, huyện U Minh và 1 vụ tại xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.

Tiết kiệm điện càng nhiều, lợi ích càng lớn

(CMO) Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động luôn được Công ty Điện lực Cà Mau xác định là nhiệm vụ thường xuyên. Theo đó, nhiều giải phải, hình thức tuyên truyền được thực hiện từ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cho đến trực tiếp xuống từng nhà dân, tại hội nghị khách hàng,…

Khắc phục nhanh sự cố lưới điện

(CMO) Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều cơn dông, lốc. Ngoài thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản, công trình công cộng, dông, lốc làm đổ, ngã 6 trụ điện, hư hỏng 1 trạm biến áp. Ngay khi xảy ra sự cố, các đơn vị điện lực đã huy động lực lượng, tập trung vật tư khắc phục nhanh chóng.

Ngành điện sẵn sàng ứng phó thiên tai

(CMO) Luôn sẵn sàng ứng phó và khắc phục nhanh hậu quả các tình huống thiên tai có thể xảy ra nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, là yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm mà ngành điện trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện.

Đặc sắc với sự phối hợp dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh của Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải cùng Thương hiệu Mommy Spa & Skin Care từ TP HCM

(CMO) Ngày 24/7, Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải hân hạnh chào đón sự kết hợp độc đáo và mang tính đột phá trong việc chăm sóc thai phụ cùng Mommy Spa, hướng tới việc nâng cao chất lượng phục vụ và quan tâm toàn diện đến sức khỏe của các mẹ bầu và mẹ sau sinh, bằng lễ ký kết chiến lược giữa 2 bên.