ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:56:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi số làm hài lòng người bệnh

Báo Cà Mau Chuyển đổi số, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ Nhân dân luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành y tế Cà Mau. Việc ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý và các hoạt động chuyên môn đã giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Là một trong những cơ sở y tế tuyến huyện có nhiều cố gắng trong chuyển đổi số, Bệnh viện Ða khoa huyện Trần Văn Thời sớm ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài sản, phần mềm kế toán, liên thông đơn thuốc điện tử, hồ sơ sức khoẻ điện tử... Bên cạnh đó, nhân viên y tế các phòng, khoa bệnh viện còn sáng kiến áp dụng nhiều phần mềm hiệu quả, như quản lý sự cố y khoa, quản lý nhân lực điều dưỡng, hòm thư góp ý online... Qua đó, người dân dễ dàng tương tác với nhân viên y tế, việc quản lý, kiểm soát quá trình khám bệnh và điều trị được nhanh chóng, thuận lợi.

Mã QR code của các phần mềm hòm thư góp ý online, quản lý sự cố y khoa... được dán tại vị trí đông người qua lại, nơi người dân dễ tiếp cận để thuận tiện, nhanh chóng thực hiện.

Mỗi ngày, Bệnh viện Ða khoa huyện Trần Văn Thời đón từ 400-500 lượt người đến khám, chữa bệnh, khó tránh khỏi những tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị. Bác sĩ Trần Hải Lâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp đã sáng kiến phần mềm quản lý sự cố y khoa. Theo đó, khi cần báo cáo sự cố, nhân viên y tế chỉ cần quét mã QR code để đăng nhập, tiến hành báo cáo theo mẫu, chụp ảnh sự cố nếu cần và lưu lại. Báo cáo sẽ ngay lập tức được gửi vào hệ thống, hệ thống tự động gửi tin nhắn đến người quản lý sự cố của bệnh viện.

Bác sĩ Trần Hải Lâm cho biết: "Trước đây việc quản lý sự cố y khoa được thực hiện bằng phương pháp thủ công, quản lý bằng văn bản nên gặp nhiều khó khăn trong thu thập, thống kê và báo cáo. Từ tháng 9/2021, tôi đã tự viết phần mềm quản lý sự cố y khoa, các báo cáo thể hiện dưới dạng số hoá, thay thế hoàn toàn hệ thống báo cáo, quản lý sự cố bằng văn bản. Phần mềm giúp nhân viên y tế dễ dàng và mạnh dạn báo cáo sự cố y khoa, để lãnh đạo đề ra các giải pháp phòng ngừa sự cố y khoa phù hợp, kịp thời".

2 năm qua, bệnh viện đã áp dụng hòm thư góp ý online, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, người nuôi bệnh dễ dàng gửi ý kiến, kiến nghị đến lãnh đạo bệnh viện về tác phong, lề lối làm việc và tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của nhân viên y tế bệnh viện.

 Chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, người bệnh và bệnh viện tiết kiệm được chi phí, thời gian, đồng thời giúp rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh.

Chị Lê Hồng Ðào, ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, bộc bạch: “Cha mẹ tôi lớn tuổi nên thường xuyên điều trị tại đây. Ngay cửa khoa có dán mã QR code và hướng dẫn, khi có ý kiến, tôi mở Zalo quét mã và nhập thông tin. Khi về nhà vẫn có thể gửi thư góp ý, chỉ cần chụp lại mã QR lưu lại để đăng nhập là gửi được. Tôi thấy cách làm này thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả”.

Hòm thư góp ý người bệnh là một trong những quy định bắt buộc của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hòm thư góp ý nhận thư giấy có một số hạn chế là bệnh viện phải chuẩn bị sẵn giấy viết, bố trí bàn ghế, vừa chiếm không gian vừa tốn chi phí; người góp ý phải ngồi lại, viết ra giấy mất thời gian, lại không thuận tiện. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, thư điện tử có nhiều ưu điểm nhanh chóng, hiệu quả, có thể gửi góp ý mọi lúc, mọi nơi. Lãnh đạo bệnh viện kịp thời đưa ra ý kiến chỉ đạo các bộ phận liên quan xử lý nội dung góp ý hoặc xử lý trực tiếp.

Ðiều dưỡng có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa điều trị. Việc quản lý, điều động, phối hợp điều dưỡng giữa các khoa hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có phần mềm chuyên dụng để quản lý điều dưỡng, giúp bộ phận điều dưỡng theo dõi nhân lực cũng như số lượng người bệnh điều trị nội trú tại các khoa.

 Việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hoạt động khám, chữa bệnh được Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời phát động thành phong trào thi đua nhiều năm qua.
 

Trước tình hình đó, Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Luận, Phó giám đốc Bệnh viện, thiết kế phần mềm quản lý nhân lực điều dưỡng để áp dụng vào quản lý điều dưỡng.

Ðiều dưỡng trưởng Nguyễn Quốc Khánh, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc, chia sẻ: “Bây giờ, việc báo cáo nhân lực điều dưỡng hằng ngày được thực hiện bằng điện thoại, không dùng văn bản giấy như trước. Số liệu báo cáo từ các khoa được phần mềm tổng hợp và tự động phân tích số liệu, được thể hiện dưới dạng biểu đồ trực tuyến, giúp Phòng Ðiều dưỡng và Ban Giám đốc có cái nhìn trực quan, toàn diện nhân lực chăm sóc người bệnh tại các khoa điều trị”.

“Việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hoạt động khám chữa bệnh được bệnh viện phát động thành phong trào thi đua nhiều năm qua. Các phần mềm trên đều mang lại hiệu quả thiết thực, được công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh. Từ đó, giúp giảm thủ tục hành chính, người bệnh và bệnh viện đều tiết kiệm được chi phí, thời gian, đồng thời rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh. Trên cơ sở đó, bệnh viện tiếp tục xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân”, Bác sĩ CKII Hà Thanh Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Ða khoa huyện Trần Văn Thời, chia sẻ./.

 

Mộng Thường

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.