ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:50:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi số “Toàn dân, toàn diện”

Báo Cà Mau Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, công tác chuyển đổi số (CÐS) trên địa bàn TP Cà Mau tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Đối với nhiệm vụ phát triển chính quyền số, hiện nay, 100% phòng chuyên môn trực thuộc UBND thành phố và xã, phường thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong xử lý công việc. 97,96% văn bản trao đổi giữa các cơ quan cấp thành phố và 99,89% văn bản trao đổi giữa các cơ quan cấp xã, phường được thực hiện dưới dạng điện tử; 90,52% hồ sơ công việc cấp thành phố và 97,66% hồ sơ công việc cấp xã, phường được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% phòng, ban và UBND xã, phường được cấp chữ ký số chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Kết quả số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính 9 tháng đầu năm 2024, cấp thành phố là 7.670 hồ sơ, đạt 99,96%; cấp xã, phường 9.566 hồ sơ, đạt 99,91%. Hệ thống thư điện tử công vụ được triển khai đến các phòng, ban, ngành thành phố và UBND xã, phường với hơn 567 tài khoản thư điện tử. Thành phố tiếp tục thực hiện cắt giảm 50% thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính khi tổ chức, cá nhân giao dịch trực tuyến.

Ðối với nhiệm vụ phát triển kinh tế số, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử (TMÐT), mở tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng nền tảng số, công nghệ số để kinh doanh Online. Thành phố đã chọn 15 doanh nghiệp ứng dụng mô hình doanh nghiệp công nghệ số và đang mở rộng mô hình này; hỗ trợ 14 chủ thể OCOP đưa các sản phẩm lên các sàn giao dịch TMÐT: Lazada, Tiki, TikTok...; vận động 100% doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử thực hiện hợp đồng điện tử, hoá đơn điện tử, khai báo thuế điện tử. Hiện nay thành phố có trên 2.600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 712 hộ kê khai hoá đơn điện tử.

Tổ Công nghệ số cộng đồng Phường 6 ra quân vận động người dân cài đặt và sử dụng các ứng dụng số trên điện thoại thông minh.

Tổ Công nghệ số cộng đồng Phường 6 ra quân vận động người dân cài đặt và sử dụng các ứng dụng số trên điện thoại thông minh.

Ông Phạm Văn Khanh, Phó trưởng phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho biết, Phòng Kinh tế thành phố phối hợp với UBND xã, phường tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình tuyến đường, khu dân cư CÐS. Hiện đã xây dựng được 45 tuyến đường, cụm dân cư tại 17 xã, phường với các mô hình như: Tuyến phố không dùng tiền mặt, Khu dân cư không dùng tiền mặt, Khu dân cư điện tử... Ðồng thời, thực hiện mô hình Chợ 4.0 tại 4 điểm chợ, gồm: chợ Phường 1; chợ Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2; chợ Phường 5 và chợ Khu B, xã Tắc Vân.

Ðối với nhiệm vụ phát triển xã hội số, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức về thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ CNSCÐ tiếp tục triển khai các nền tảng số và trực tiếp đến từng hộ gia đình, khu dân cư hướng dẫn cho người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng CÐS.

Ông Trần Trường Nguyên, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin thành phố, cho biết, để phát triển xã hội số, đơn vị tích cực vận động và triển khai các nền tảng số phát triển du lịch thông minh, đẩy mạnh ứng dụng du lịch số. Phòng đã tiến hành gắn mã QR lên 96 bảng tên đường, công trình công cộng, cung cấp những thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới tuyến đường, những địa điểm vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú... trên các tuyến đường, để khi khách du lịch đến thành phố dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin điểm đến.

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai công tác CÐS thời gian qua TP Cà Mau còn gặp một số khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ CÐS còn hạn chế; tốc độ đường truyền ở một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; trình độ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CÐS còn hạn chế, chưa qua đào tạo; trình độ nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin của người dân còn thấp; người tiêu dùng còn thói quen mua bán truyền thống nên việc ứng dụng TMÐT vẫn còn hạn chế...

Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, chỉ đạo, thời gian tới, Ban Chỉ đạo CÐS thành phố, các phòng, ban, ngành, địa phương bám sát kế hoạch đã đề ra, thực hiện tốt các nội dung trọng tâm như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về CÐS, huy động sự tham gia tích cực, phát huy vai trò trung tâm của doanh nghiệp và Nhân dân cùng cả hệ thống chính trị triển khai CÐS theo phương châm “Toàn dân, toàn diện”; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ CÐS, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ CNSCÐ; hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP của thành phố lên các sàn TMÐT, đẩy mạnh triển khai các ứng dụng phần mềm du lịch thông minh...

 

Thái Trinh

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.