ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:02:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo nền chính quyền số, công dân số

Báo Cà Mau Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, người dân có điện thoại thông minh chiếm 75%, hộ gia đình có sử dụng mạng Internet chiếm 60%, hạ tầng băng thông rộng cáp quang kết nối Internet phủ khắp 7/7 xã, thị trấn. Ðây là điều kiện thuận lợi, nền tảng để huyện hướng đến chính quyền số, công dân số.

Phát huy lợi thế đó, các tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn ấp, khóm đều tạo nhóm Zalo trao đổi các hoạt động; hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản công dân điện tử, nộp hồ sơ trực tuyến trên môi trường mạng và một số dịch vụ điện tử khác như: cài đặt, kích hoạt và sử dụng định danh diện tử (VNeID); đăng ký khám bệnh từ xa qua VnCare; bảo hiểm xã hội số (VssID); VNPT Money, Viettel Money thanh toán không dùng tiện mặt; tăng cường ứng dụng chữ ký số cá nhân của công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính...

Ông Lê Chí Thắng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Năm qua, chúng tôi tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng công nghệ số cho các tổ công nghệ số cộng đồng, để các thành viên nắm vững kiến thức, thành thạo cách sử dụng, hướng dẫn người dân. Ðồng thời phối hợp với các ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền để tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân. Thường xuyên bám sát cơ sở để nắm bắt khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Từ đó tham mưu với UBND huyện đề ra những giải pháp phù hợp, triển khai đến các xã, thị trấn, nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc”.

Thị trấn Rạch Gốc ra quân tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản công dân điện tử và nộp hồ sơ trực tuyến trên môi trường mạng.

Năm 2023, tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn huyện hướng dẫn người dân sử dụng, cài app hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, đặt lịch khám bệnh, tư vấn từ xa VnCare được trên 18.700 người, 71,46%. Riêng cài đặt định danh điện tử, huyện Ngọc Hiển thực hiện được trên 42.900 trường hợp, trong đó mức độ 2 là 33.852 trường hợp.

Cùng với đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có mã QR thanh toán không dùng tiền mặt đạt 95% và hướng dẫn sử dụng thường xuyên khoảng 931 cơ sở, đạt 88,92%, vượt 28,92% chỉ tiêu. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cài đặt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 95%. Trên 13.800 người lao động trong độ tuổi được hướng dẫn cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đạt 30%.

Ông Ðào Văn Tươi, khóm Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Từ khi được cán bộ địa phương hướng dẫn cài đặt các app thanh toán không dùng tiền mặt, theo dõi sức khoẻ, tôi thấy rất tiện ích. Thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông..., kể cả mua sắm, chỉ cần vài thao tác đơn giản đã có thể chuyển tiền, không cần đem theo nhiều tiền mặt không an toàn. Giờ ai cũng xài điện thoại thông minh, kể cả muốn đăng ký giải quyết thủ tục hành chính, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể thực hiện, không cần đến bộ phận một cửa như trước đây”.

Chị Nguyễn Thị Liễu, ấp Nguyễn Quyền, xã Viên An, nói: “Khi khám bệnh, chỉ cần đặt lịch hẹn qua app, không tốn nhiều thời gian bốc số khám bệnh, không phải chầu chực, chờ đợi như trước; được tư vấn trực tuyến, không mất nhiều thời gian, chi phí đi lại, hạn chế tập trung đông ở bệnh viện”.

Thời gian qua, chữ ký số được triển khai rộng rãi, nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp. Tỷ lệ người dân có chứng thư số cá nhân, sử dụng chữ ký số còn rất thấp, dẫn đến các giao dịch cá nhân còn thực hiện theo phương thức truyền thống trên giấy, gây lãng phí, không đảm bảo tính xác thực.

Việc phổ cập chữ ký số cho người dân là hoạt động ý nghĩa, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hành chính nhanh và thuận tiện hơn. Từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn huyện.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Năm 2024 được xem là năm đột phá trong thực hiện công tác chuyển đổi số. Huyện sẽ tiếp tục ưu tiên việc trang bị hạ tầng, trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc. Ðồng thời đẩy mạnh tuyên truyền các kiến thức về kỹ năng số, công nghệ số cho người dân; thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại các xã, thị trấn, nhằm phấn đấu hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% cán bộ, công chức lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn sử dụng chữ ký số thường xuyên. 30% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử; có từ 60% trở lên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản và thường xuyên giao dịch thanh toán điện tử 50% và 70% dân số có sổ sức khoẻ điện tử VnCare, hướng đến xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số trên địa bàn huyện”./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.