ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:38:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện mưu sinh của một gia đình nghèo

Báo Cà Mau Nhà cô Mai hiện có 4 người, mà tính ra hết 3 người bị bệnh rồi, chỉ còn thằng con út 9 tuổi đang đi học là lành lặn".

Rước chúng tôi bằng chiếc xuồng máy đã cũ, mặc trên người bộ quần áo lấm lem, đôi chân bước đi khập khiễng, Trần Văn Hạnh chỉ về hướng con kinh nhỏ um tùm cây lá: “Nhà tôi ở trong đó, chạy chừng 5 phút là tới, ở đó chỉ có 3 cái nhà, buồn hiu à”.

Xuồng cặp bến, cách mé sông khoảng 4 m là căn nhà nhỏ lụp xụp, phía trước đóng ván đã cũ. Ðó là mái ấm của chị Nguyễn Thị Mai và 2 người con (ở ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân).

Trưởng ấp Rạch Chèo, Ông Văn Tỷ cho biết: “Nhà cô Mai hiện có 4 người, mà tính ra hết 3 người bị bệnh rồi, chỉ còn thằng con út 9 tuổi đang đi học là lành lặn thôi”.

Chị Mai và Hai Hạnh coi lại lú, chuẩn bị buổi chiều đi đặt.

Nhà nghèo, chỉ vỏn vẹn không đầy nửa công đất nên cách đây hơn năm vợ chồng chị Mai cùng 2 đứa con trai còn đang tuổi ăn, tuổi lớn phải lên tận Ðồng Nai làm thuê kiếm sống. Cuộc sống mưu sinh xứ lạ nhiều vất vả, chị Mai lại mang trong người căn bệnh thận, sức khoẻ chẳng bằng ai, con cái phải bỏ học giữa chừng để theo cha mẹ kiếm sống.

Khó khăn trăm bề, chị Mai dắt 2 con nhỏ về lại mảnh đất quê bám trụ qua ngày để đứa con út là Trần Văn Nhớ tiếp tục đi học. Có ai ngờ người đàn ông trụ cột trong gia đình đã dứt áo ra đi từ ngày đó, không một lời thăm hỏi, phó mặc cuộc sống với bao nhiêu gánh nặng cơm áo gạo tiền lên đôi vai của người phụ nữ bệnh tật và đứa con trai lớn mang đôi chân dị tật từ thuở bé.

Người phụ nữ 38 tuổi với bao nhiêu nỗi lo toan cuộc sống không giấu được nỗi buồn khi kể về câu chuyện gia đình: “Ngày trước vợ chồng nghèo khổ, làm ăn thiếu nợ bà con, giờ ổng bỏ đi, một mình tôi phải lo đủ thứ, thêm nợ nần để lại... Cái ăn, cái mặc còn lo chưa xong, không biết lấy đâu ra tiền mà trả nợ”.

Nhìn quanh một lượt trong nhà chị không thấy vật gì giá trị ngoài cái nồi cơm điện đã cũ. Chị Mai chỉ vào góc bếp, buồn hiu: “Mới đi vô chùa hốt mấy thang thuốc về nấu uống, chớ lên bệnh viện khám thì tốn tiền lắm mà cũng không có tiền đi. Có khoảnh đất cặp bên nhà mà không có tiền thả con giống nên để vậy luôn. Thằng Hạnh đặt lú ở mé sông cũng chỉ kiếm được con cá, con tép nấu canh thôi, chớ bán có được bao nhiêu đâu. Mấy lúc trong nhà thiếu hụt, hết gạo thì chạy đi mượn bà con ở xóm”.

Ðồng cảm với hoàn cảnh gia đình chị Mai, chị Phan Thị Thu Hà, ở ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo, bộc bạch: “Cái nhà này bây giờ mà có gió lớn giật không biết sao nữa. Người chồng trụ cột gia đình cũng bỏ đi mất, đứa con trai lớn thì chân cẳng bị tật, có lúc nó ham đặt lú lội ra xa quá bị hụt giò mấy lần rồi”.

Gần 2 năm nay, ông Nguyễn Văn Mây (57 tuổi), cha ruột chị Mai, với đôi chân yếu ớt bẩm sinh cùng bệnh tật triền miên, không người chăm sóc, phải sang nhà chị Mai nương tựa. Ông Mây trầm ngâm: “Ở chung làm gánh nặng cho con cũng buồn lắm, lúc nào khoẻ tôi phụ hai mẹ con nó vá lú, làm mấy việc nhẹ chớ đâu làm gì nặng nổi”.

Khi hỏi ai là lao động chính trong gia đình, ông Mây và chị Mai đều hướng mắt nhìn về phía Hạnh đang ngồi. Ðôi chân khập khiễng từ thuở nhỏ, Hạnh lớn lên chỉ được học hết lớp 5 trường làng, cha bỏ đi, mỗi ngày 2 lượt em phải đưa đứa em trai đi học, rồi rong ruổi trên cái vỏ máy cũ kỹ qua mấy mé sông đặt lú. 

Ngồi vá mấy cái lú trước nhà, Hạnh tâm sự: “Thấy hoàn cảnh gia đình mình em cũng buồn nên cố gắng làm phụ giúp mẹ nuôi em, nuôi ông ngoại. Mình tự kiếm chuyện làm ăn chớ chân bị tật ai mà mướn đâu”.

Gia đình chị Mai vừa được tặng cặp dê giống từ đoàn từ thiện ở ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo. Trong căn nhà nhỏ lụp xụp của mẹ con chị Mai ánh lên niềm hy vọng.

Hạnh ngồi ở góc ván tính toán: “Chừng nào có tiền mình sửa lại cái nhà rồi mua thêm chục cái lú dây nữa, ngồi trên xuồng thả xuống khỏi lo bị hụt giò”. Dù cuộc sống còn lắm khó khăn, vất vả, nhưng chị Mai và đứa con trai lớn vẫn hy vọng về một tương lai tốt đẹp. 

Ngồi dưới xuồng, nhìn lên ngôi nhà nền đất với mấy hàng cột nhỏ xiêu vẹo, mái lá lưa thưa, dáng người phụ nữ gầy còm nhìn theo làm chúng tôi thấy nặng lòng. Trong khi bao người ước ao sống trong nhà cao cửa rộng thì với chị Mai đơn giản là chỉ một ngôi nhà lành lặn che mưa che nắng để gia đình nương tựa qua những ngày tháng khó khăn vẫn chưa làm được.

Ông Tỷ trăn trở: “Nhà nghèo mà được anh em khá giả giúp đỡ thì cũng bớt khổ, đằng này mấy anh em ai cũng khó khăn, đi làm thuê kiếm sống, có ai giúp đỡ được gì đâu”./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3831066, gặp anh Trầm Nghĩ

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Ðào Kim

Liên kết hữu ích

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.