ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 13:15:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Có một cuộc chiến chống “loại giặc” biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau (CMO) Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng xác định: Bão, lụt là “loại giặc” nguy hiểm, không chỉ tàn phá môi trường mà còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân, gây nên những thảm họa khủng khiếp. Theo Người vấn đề quan trọng nhất là làm tốt công tác phòng hộ đê, chủ động chăm lo xây dựng, bảo vệ hệ thống đê vững chắc. Các đoàn thể Nông hội và Thanh niên phải xung phong, các đơn vị quân đội phải tranh thủ thời gian giúp sức đồng bào.

Cà Mau có bờ biển dài 254 km chạy dài từ Đông sang Tây,  chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, trong đó bờ biển Đông dài 100 km, bờ biển Tây dài 154 km. Những năm qua do biến đổi khí hậu, bờ biển Cà Mau trở thành “rốn lở” của miền Tây, sạt lở bờ biển đã làm mất đất rừng phòng hộ từ 80-100 mét mỗi năm,  tương đương với mất 160 ha đất rừng/năm. 

Trước nguy cơ thảm họa từ thiên nhiên, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã huy động hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương để xây dựng hàng chục km bờ kè ven biển. Đặc biệt trong năm 2019, tỉnh Cà Mau đã 2 lần ban bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở bờ sông, bờ biển; đồng thời huy động tổng lực toàn xã hội để hộ đê chống sạt lở, chống nước biển dâng, bảo vệ rừng phòng hộ, ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống người dân.

Chống biến đổi khí hậu, chống thiên tai, địch họa là một cuộc chiến lâu dài và tốn kém đòi hỏi ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng và sự chung tay của toàn xã hội.

Rừng ngập mặn Cà Mau có tổng diện tích trên 110.000 ha,  đứng hàng thứ 2 thế giới, được xem là “lá phổi của trái đất”.
Những cánh rừng phòng hộ ven biển bạt ngàn ở bờ biển Đông Cà Mau đã bị biển xâm thực, làm sạt lở từ 80 - 100 mét đất rừng mỗi năm, tương đương với mất 160 ha rừng/năm và UBND tỉnh Cà Mau đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 09.2019, đồng thời kiến nghị Trung ương bổ sung nguồn vốn đầu tư 700 tỷ đồng đề xây dựng bờ kè chống sạt lở ở những nơi xung yếu.
Bờ biển Tây có chiều dài 154 km cũng đã bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó có 25 km cửa biển và bờ biển cần xử lý khẩn cấp, đe dọa 90.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và hàng ngàn hộ dân.
Từ 2010 đến nay, Cà Mau đã xây dựng được 29.838 mét bờ kè ven biển (còn gọi là bờ kè ly tâm hở thân thiện với môi  trường) với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để bảo vệ những đoạn bờ biển xung yếu.
Bờ kè ly tâm hở ngoài việc chắn sóng, còn góp phần làm lắng đọng phù sa, tạo bãi để tái tạo diện tích rừng bị mất.
Bờ kè ly tâm hở chắn sóng Mũi Cà Mau còn phục vụ hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm để trãi nghiệm tìm hiểu và nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Tháng 8/2019, đê biển Tây bị thời tiết cực đoan tàn phá dữ dội, nguy cơ dẫn đến vỡ đê và tỉnh Cà Mau đã ban bố tình trạng khẩn cấp, huy động tổng lực sức người, sức của để hộ đê.
Đại diện thường trú chương trình phát triển LHQ (LINDP) tại Việt Nam phối hợp với Bộ NN & PTNT và UBND tỉnh Cà Mau phát động lễ ra quân trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển Cà Mau năm 2019.

Nguyễn Thanh Dũng

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ

Vinh dự tác nghiệp ở Trường Sa

Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Nâng cao năng lực xét nghiệm

Nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ góp phần quan trọng cho khám và điều trị bệnh, mà còn giữ vai trò không thể tách rời trong phòng, chống dịch ở cộng đồng. Chính vì thế, thời gian qua, hoạt động xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị cho người dân địa phương.

Tạo động lực phát triển từ các công trình trọng điểm

“Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công được phân bổ hằng năm và vốn của địa phương, những năm gần đây, nguồn đầu tư Trung ương thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất lớn, được đánh giá sẽ tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng đột phá, nhảy vọt của kinh tế - xã hội địa phương trong tương lai gần”, ông Trần Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết.

Về với miền quê

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có một nơi vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại mang sức hút kỳ lạ, đó chính là những miền quê của Cà Mau.

Ươm giống trồng rừng

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.