ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 15:22:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cồn cát mới ở Mũi Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đã từng xảy ra sạt lở bờ biển nghiêm trọng, đe doạ cả khu du lịch và người dân sinh sống ven biển ấp Mũi (xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Nhưng có điều lạ, từ khi khu vực này được xây bờ kè chắn sóng kiên cố đã xuất hiện một cồn cát nhô lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống, rộng bằng sân bóng đá, chạy dài hàng ki-lô-mét.

Theo Trưởng ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau Tạ Huỳnh Vĩnh Trường, những năm gần đây, khu vực Mũi thường có gió mạnh xuất hiện, cùng với đó là lượng cát khổng lồ được bồi đắp làm cho cả khu vực Mũi Cà Mau cạn dần và hình thành nên một bãi cát đen, mịn, lẫn với phù sa. Bãi cát nằm cách khu vực Mũi hơn 100 m, hướng ra đảo Hòn Khoai, trông rất đẹp.

Khi thuỷ triều lên, toàn khu vực Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau mênh mông sóng nước...

Cồn cát ấp Mũi là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như lớp bò sát, gặm nhấm, côn trùng; là vùng đệm an toàn giữa biển, ven bờ, có chức năng sinh thái không gì thay thế được. “Từ khi cồn cát được hình thành, có nhiều người dân bản địa cùng du khách đến tham quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà đại dương đã ưu ái ban tặng cho Ðất Mũi”, ông Trường cho biết thêm.

Nô đùa với cát, với sóng biển, kỷ niệm khó quên khi đến với bãi cát Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Là người đã từng đưa khách ra tham quan khu cồn cát, ông Nguyễn Hoàng Hôn (Khu du lịch sinh thái Hoàng Hôn) thông tin: “Những ngày con nước kém, thuỷ triều rút đi, để lại khu vực Mũi một bãi cát rộng mênh mông. Vào dịp lễ, ngày cuối tuần, có rất nhiều người dân ra bãi cát đón bình minh và nhìn hoàng hôn buông xuống. Mọi người cùng vui đùa cắm trại, tổ chức đá banh, bắt nghêu, cua, ốc móng tay... chế biến và thưởng thức tại chỗ, rất hấp dẫn”.

Trên bãi cát mịn màng ôm lấy mũi đất Cà Mau, thiên nhiên đã vẽ lên những hoạ tiết trên cát thành một bức tranh sống động, hấp dẫn.

Cồn cát ven bờ Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc. Ðây cũng là điểm tham quan hấp dẫn,  đầy tiềm năng mà các nhà khai thác du lịch Ðất Mũi đang hướng đến./.

 

Huỳnh Lâm

 

Liên kết hữu ích

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...

Kỳ vĩ Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), một trong những khu vực nổi bật của di sản thế giới tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống hang động ngoạn mục và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hồn đất trên Gốm chùa Ðồng Nai

Tại sao có tên gọi Gốm chùa? Chỉ đơn giản là sản phẩm gốm được tạo tác bởi những đôi tay, khối óc của các tu sĩ trong một ngôi chùa tại Ðồng Nai - chùa Tăng Hội.

Trọn lòng yêu kính Bác

Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Hải Vân Quan (cổng quan trên đèo Hải Vân), công trình được vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây dựng vào tháng 2 năm Bính Tuất (1826). Phía trước cổng quan viết 3 chữ "Hải Vân Quan", phía sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Nơi lưu giữ hiện vật lịch sử đặc biệt

Toạ lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Hà Nội) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh và thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như các phong trào yêu nước khác.