ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 05:26:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công ðoàn cơ sở xã Trần Thới: Tích cực chăm lo đời sống công đoàn viên

Báo Cà Mau Nhiều năm qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) xã Trần Thới, huyện Cái Nước làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công đoàn viên. Từ đó, giúp đoàn viên công đoàn yên tâm lao động và công tác, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương.

Nhiều năm qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) xã Trần Thới, huyện Cái Nước làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công đoàn viên. Từ đó, giúp đoàn viên công đoàn yên tâm lao động và công tác, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương.

CĐCS xã Trần Thới có 48 đoàn viên là cán bộ, công chức, lao động (CBCC-LĐ) thuộc các cơ quan khối Đảng, đoàn thể và UBND xã. Đầu năm, công đoàn chủ động phối hợp với UBND xã xây dựng và triển khai có hiệu quả quy chế dân chủ trong cơ quan, qua đó phát huy quyền làm chủ của CBCC-LĐ, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh.

Hầu hết cán bộ ở xã Trần Thới đều ăn cơm buổi trưa tại bếp ăn tập thể của cơ quan.

Ông Lê Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch CĐCS xã Trần Thới, cho biết, CĐCS thường xuyên giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích của CBCC-LĐ như: chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, phụ cấp… Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đơn vị thực hiện tốt chế độ chính sách liên quan đến CBCC-LĐ; từ đó mọi người yên tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cùng với việc làm tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích cho công đoàn viên, CĐCS xã Trần Thới luôn quan tâm chăm lo đời sống của họ. Theo đó, công đoàn đã làm tốt công tác thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên kịp thời CBCC-LĐ những lúc ốm đau, hoạn nạn.

Công đoàn cùng với thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công đoàn viên. Hằng năm, xét đề nghị nâng bậc lương, xét khen thưởng và thực hiện các chế độ, chính sách đúng quy định. Ngoài ra, Ban chấp hành công đoàn còn phối hợp với UBND xã tổ chức cấp tiền thưởng Tết, các ngày lễ 8/3, Tết Trung thu, 20/10 đều được tổ chức bằng nhiều hình thức như họp mặt, giao lưu, tặng quà… Công đoàn sắp xếp chỗ nghỉ trưa, nghỉ tại cơ quan và duy trì bếp ăn tập thể cho 32 CBCC-LĐ nhà xa, hỗ trợ tiền điện, nước…, tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm công tác. Ngoài ra, công đoàn còn tham mưu với UBND xã, hằng tháng, hỗ trợ 100% tiền mua BHXH tự nguyện cho 17 công đoàn viên là cán bộ không chuyên trách và hợp đồng lao động của xã.

Vợ chồng cùng công tác tại xã, nhưng quê chị Đoàn Thị Rảnh, ở xã Việt Thắng, quê chồng ở thị trấn Cái Nước. Chị Đoàn Thị Rảnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Trần Thới, bộc bạch: "Đồng lương không nhiều, nếu thuê phòng trọ cộng với chi phí sinh hoạt thì mỗi tháng thu nhập của vợ chồng tôi sẽ khó trang trải. Nhờ sự quan tâm của công đoàn cũng như lãnh đạo xã mà vợ chồng tôi có được căn phòng ở sau cơ quan, từ đó chúng tôi yên tâm công tác hơn".

Phụ trách nấu ăn tại bếp ăn tập thể nhiều năm nay, bà Trần Thị Lệ Hoa chia sẻ, cách đây khoảng 6 tháng, đứa cháu ngoại bà nuôi từ nhỏ không may bị tai nạn giao thông. Ngoài việc được công đoàn hỗ trợ theo chế độ, gia đình bà còn được công đoàn hỗ trợ thêm gần 6 triệu đồng từ việc vận động công đoàn viên trong đơn vị. Sự quan tâm của công đoàn đã giúp gia đình bà phần nào vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành CĐCS xã Trần Thới còn phối hợp với UBND xã thường xuyên tuyên truyền giáo dục và vận động cho 100% CBCC-LĐ tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của cơ quan có hiệu quả. Đầu năm đến nay, bộ phận văn phòng đã tận dụng giấy làm bao thư, tiết kiệm được trên 1 triệu đồng; tiết kiệm điện, nước 8 triệu đồng, góp phần bổ sung một phần thu nhập cho công đoàn viên.

Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, trong thời gian qua, CĐCS xã Trần Thới cùng với lãnh đạo UBND xã từng bước chung tay chăm lo đời sống CBCC-LĐ trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, CĐCS xã Trần Thới sẽ tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nỗ lực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chế độ chính sách, để CBCC-LĐ được bảo đảm về quyền, lợi ích chính đáng, yên tâm lao động; từ đó đóng góp tích cực xây dựng cơ quan, đơn vị công tác ngày càng vững mạnh./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

Lịch sử báo chí là bộ phận không thể tách rời của lịch sử Ðảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Trong dòng chảy của lịch sử báo chí cách mạng nói chung - Báo chí Ðảng bộ Cà Mau - Bạc Liêu từ khi có Ðảng (năm 1930) đã tạo dấu ấn riêng trên vùng đất cuối trời. Ngay khi mới ra đời, báo chí đã tình nguyện xung phong, làm “người lính đi đầu”, trở thành vũ khí sắc bén, là tiếng nói chính thống của Ðảng và Nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Báo chí Cà Mau tận tâm, tận lực cống hiến

Cùng với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ở vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã xuất hiện các hoạt động báo chí từ rất sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng... báo chí Cà Mau đã tận tâm, tận lực có những đóng góp, cống hiến đáng ghi nhận cho sự phát triển tỉnh nhà.

Báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Thời gian qua, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm minh, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Từ Báo Chiến đến Báo Cà Mau

Từ những năm 1946, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tờ báo của Ðảng bộ tỉnh chúng ta ra đời, có tên là báo Chiến, thời đó bao gồm 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu ngày nay. Báo Chiến ra mỗi tuần 1 kỳ, 4 trang, khổ giấy manh, in bằng giấy sáp.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Báo Cà Mau từ sau tái lập tỉnh đến nay. Năm 1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Khởi nguồn từ khát vọng góp sức xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh, Báo Cà Mau được thành lập, thực hiện sứ mệnh là tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Hội Nhà báo với công tác đào tạo nghiệp vụ và các giải thưởng báo chí

Cà Mau là cái nôi của các cơ quan báo chí Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Tây Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam như Ðài Tiếng nói Tây Nam Bộ, Nhà in, Nhiếp ảnh, Ðiện ảnh... chọn Cà Mau làm "thủ phủ" để xây dựng và phát triển phong trào. Chính vì vậy, nhiều người con Cà Mau có điều kiện tiếp cận rất sớm với nền báo chí cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt, trụ cột của các cơ quan báo chí tỉnh nhà sau ngày giải phóng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia

Việc sáp nhập các tỉnh/thành - giảm từ 63 xuống còn 34 là một cải cách hành chính cấp quốc gia với tầm vóc to lớn, không chỉ đơn thuần đổi bản đồ tỉnh thành, mà là một bước ngoặt tái cấu trúc toàn diện để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, đủ tầm đón đầu cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Bền chặt niềm tin với Ðảng

Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025. Qua 5 năm triển khai, đánh giá kết quả phong trào này, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho hay: “Phong trào thi đua DVK đã tạo được niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng sát cơ sở, sát dân, nhất là cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền đã quan tâm, làm tốt hơn công tác vận động Nhân dân”.