ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:22:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công nghệ 3D - Số hoá điểm du lịch

Báo Cà Mau Thời nay, Internet được coi là một trong những công cụ hữu dụng nhất để quảng bá du lịch, hỗ trợ du khách trong quá trình khám phá các địa điểm du lịch.

Nhu cầu bức thiết

Mỗi khi chuẩn bị đến một địa điểm du lịch mới, du khách chủ động hơn khi tham khảo các thông tin và hình ảnh qua các nền tảng trực tuyến mạng xã hội như: TikTok, Facebook, Instagram... Một điều bất cập dễ dàng nhận thấy là mỗi trang mạng lại có thông tin không giống nhau và theo hướng chủ quan của người giới thiệu. Các bài giới thiệu hay các clip chỉ là theo hướng tự trải nghiệm, không thể cập nhật thông tin liên tục nếu khu du lịch hay nơi bán đặc sản có sự thay đổi về giá cả. Từ đó, khó tránh những sai sót và gây rối rắm cho du khách khi tham khảo.

Bạn Thái Thanh Tuyền, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, cho biết: “Tôi hiện vẫn tham khảo các nền tảng mạng xã hội và các app thông dụng để tìm hiểu thông tin địa điểm du lịch, để cân nhắc, lên kế hoạch chi tiêu nếu đi cả gia đình hay đi với nhóm bạn bè. Tiện là mình biết được đường đi và nơi ăn chốn ở nhưng giá cả thay đổi thì trên những phần mềm này lại không cập nhật, đôi khi đến nơi mới biết. Nếu Cà Mau có một trang về du lịch chính thống sẽ thuận tiện hơn cho khách du lịch, thay vì phải kiếm lòng vòng qua các trang khác nhau”.

Anh Nguyễn Minh Thành, Phường 5, TP Cà Mau, bày tỏ: “Những app mà mọi người trẻ như tôi dùng cũng có nhiều mặt tốt, nhưng nếu được, có thể quảng bá thêm giá tiền và những thay đổi về dịch vụ để khách có thể cân nhắc chi phí, thay vì đến nơi mới cân chỉnh được túi tiền. Tôi nghĩ nên có một app hay web chính thống từ tỉnh để tiện kiếm địa điểm và khảo sát giá cả”.

Các cơ sở kinh doanh du lịch phối hợp cùng các nhà mạng quảng bá du lịch bằng số hoá 3D. (Ảnh minh hoạ)

Số hoá du lịch đã là xu thế. Cà Mau đang tăng cường quảng bá, áp dụng công nghệ thu hút du lịch, trong đó có công tác số hoá địa điểm du lịch thông qua các nền tảng của các nhà mạng hoặc các nhà cung cấp để đưa các địa điểm du lịch đến gần hơn với khách hàng trong cả nước. Một số nhà mạng như: Vinaphone, Viettel, Mobifone... cũng đã tiến hành số hoá du lịch trên những phần mềm công nghệ số từ khá lâu và gặt hái được một số kết quả khả quan.

Ông Châu Hoàng Thiểu, Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp của Mobifone, cho biết: “Về số hoá các địa điểm du lịch cũng như ứng dụng công nghệ trong du lịch, chúng tôi đang có sản phẩm Mobifone Smart Travel đã áp dụng tại tỉnh Cà Mau. Công nghệ này sử dụng công nghệ AR và VR thực tế ảo, giúp khách du lịch có trải nghiệm giống như tham quan bên ngoài. Chúng tôi đã đồng hành với Tỉnh đoàn số hoá Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Xẻo Ðước. Nhờ được sự giới thiệu của Bảo tàng tỉnh, chúng tôi cũng số hoá được thêm khu Lung Lá - Nhà Thể. Sắp tới, dự kiến sẽ áp dụng công nghệ này số hoá các địa điểm do Bảo tàng quản lý. Nền tảng của chúng tôi là nền tảng mở nên trong quá trình đưa công nghệ vào, tuỳ nhu cầu của các điểm du lịch và của địa phương, chúng tôi hoàn toàn có thể thay đổi được thông tin và hình ảnh để tạo sự mới mẻ, chính xác và liên tục cho du khách tham quan các điểm đến”.

Trang du lịch 3D chính thống

Song song với việc các doanh nghiệp du lịch phối hợp cùng các công ty về mạng tự thực hiện các dự án số hoá để quảng bá và đẩy mạnh du lịch tư nhân, UBND tỉnh Cà Mau đã thực hiện dự án số hoá 3D các điểm đến du lịch địa bàn tỉnh Cà Mau. Dự án này được giao cho iPEC thực hiện. Ðến thời điểm hiện tại, iPEC đã lựa chọn được các nhà thầu tư vấn. Suốt những ngày qua, nhà thầu tiến hành chụp ảnh và quay phim 3D, phục vụ cho việc số hoá 3D các điểm đến du lịch.

Ứng dụng du lịch thông minh là giải pháp công nghệ số trong lĩnh vực du lịch, nhằm quảng bá hình ảnh du lịch, hỗ trợ du khách trong quá trình khám phá các địa điểm du lịch, tăng cường trải nghiệm của du khách thông qua công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR. (Ảnh chụp tại Phòng Truyền thống, ở Cột cờ Hà Nội, nơi triển lãm ảnh và lưu trữ tư liệu về Cà Mau qua các thời kỳ).

Trước đây, khi dự kiến đi đến một địa điểm du lịch nào đó, du khách sẽ lên mạng tìm, đọc thông tin và xem những hình ảnh trên mạng. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ 3D sẽ giúp tìm hiểu điểm đến trực quan và sinh động hơn. Bên cạnh đó, cũng sẽ liên kết với sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh để du khách trực tiếp mua đặc sản chính hiệu của địa phương trong quá trình tham quan không gian thực tế ảo trên mạng. Ðó là một vài cách quảng bá và xúc tiến du lịch bằng ứng dụng công nghệ du lịch mới trong thời gian tới.

Ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc iPEC, thông tin: “Trong dự án số hoá lần này, iPEC sẽ số hoá 21 địa điểm du lịch nổi tiếng và nổi bật nhất của tỉnh Cà Mau. Ðây là những thông tin chính thống. Công nghệ chụp ảnh và quay phim 3D rất chi tiết. Chúng tôi cũng đã làm việc với ban quản lý của các điểm đến, UBND TP Cà Mau, các huyện, để hỗ trợ cho đoàn thực hiện việc quay phim và chụp ảnh các điểm đến này. Sau đó, các dữ liệu này sẽ được đưa lên máy chủ và sử dụng tên miền là camau360.com. Dự án 3D này không chỉ số hoá các điểm du lịch của Nhà nước mà trong tương lai cũng sẽ phối hợp với các điểm đến du lịch tư nhân như: Hương Tràm, Mười Ngọt... Khi đó du khách sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về du lịch Cà Mau hoặc các nhà hàng, khách sạn... Sau này các thông tin dữ liệu sẽ được đăng tải lên camau360.com. Hoặc mảng xúc tiến đầu tư, chúng tôi sẽ hướng đến số hoá các khu công nghiệp để nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông tin về đầu tư ở Cà Mau. Ðó là mục tiêu lâu dài, bên cạnh một Cà Mau thực tế, chân thật, sẽ có một Cà Mau ảo trên camau360.com, mọi thông tin về tỉnh đều có trên trang đó và rất trực quan, sinh động”.

iPEC và đơn vị tư vấn đang cố gắng để có thể ra mắt camau360.com trong dịp Festival Tôm sắp tới. Trang web sẽ phục vụ, hỗ trợ rất nhiều cho du khách khi chọn Cà Mau là điểm tham quan. Một trang web chính thống tích hợp du lịch 3D và mua sắm trực tuyến sẽ hấp dẫn du khách hơn khi có đầy đủ thông tin./.

 

Lam Khánh

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.