ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 17:23:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cung An Ðịnh - Dấu ấn một vị vua triều Nguyễn

Báo Cà Mau Cung An Ðịnh toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.

Mãi đến năm 1917, sau khi lên ngôi, vua Khải Ðịnh đã dùng tiền riêng của mình cho cải tạo “phủ” theo lối kiến trúc hiện đại và đổi tên thành "cung", đó là cung An Ðịnh. Công trình được xây dựng trong 2 năm thì hoàn thành. Ðến năm Khải Ðịnh thứ 5 (1920), vua bèn sắc ban cung An Ðịnh cho Hoàng trưởng, hoàng tử Vĩnh Thuỵ, tức vua Bảo Ðại sau này, làm phủ riêng.

Sau khi thoái vị vào tháng 8/1945, cựu hoàng Bảo Ðại cùng gia đình của mình đã chuyển từ hoàng cung qua sinh sống tại cung điện này một thời gian ngắn trước khi định cư ở nước ngoài. Và cung An Ðịnh được làm nơi ở của  Ðức Từ Cung (Ðoan Huy Hoàng Thái hậu, mẹ vua Bảo Ðại). Bà sinh sống tại đây cho đến sau năm 1955 thì chuyển đến ngôi nhà khác trên cùng trục đường cho đến khi tạ thế vào năm 1980. Từ đó, cung An Ðịnh bắt đầu rơi vào những biến cố thăng trầm của lịch sử.

Khi còn nguyên vẹn, cung An Ðịnh bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ như: bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Ðài, hồ nước, chuồng thú... Tuy nhiên, trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, cung An Ðịnh chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cửa chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường, đây cũng là 3 công trình tiêu biểu nhất của cung An Ðịnh, giữ được nét đặc trưng của một cung điện đầu thế kỷ XX.

Hiện nay, mặc dù không còn đầy đủ các công trình như trước, nhưng cung An Ðịnh vẫn thể hiện rõ nét khác biệt trong tổng thể kiến trúc, xây dựng và trang trí... so với các biệt cung khác từng xuất hiện trước đó ở Kinh đô Huế. Tổng thể cung An Ðịnh mang giá trị đặc trưng truyền thống Việt Nam, lại vừa thể hiện nét hoa lệ và bề thế của một toà lâu đài châu Âu. Ðây chính là tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho quá trình phát triển của mỹ thuật thời Nguyễn trên mảnh đất Thần kinh, thông qua sự giao lưu và tiếp biến có chọn lọc giữa các nền văn hoá, mỹ thuật.

Cổng chính cung An Ðịnh nhìn từ phía trong ra.

Lầu Khải Tường, ngôi lầu chính của cung An Ðịnh.

Ðình Trung Lập, nét kiến trúc độc đáo, hài hoà của cung An Ðịnh, đáp ứng yêu cầu phong thuỷ của văn hoá phương Ðông và kiến trúc phương Tây.

Tượng đồng vua Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của  triều Nguyễn.

 

Ðào Minh Tuấn thực hiện

 

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...

Kỳ vĩ Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), một trong những khu vực nổi bật của di sản thế giới tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống hang động ngoạn mục và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hồn đất trên Gốm chùa Ðồng Nai

Tại sao có tên gọi Gốm chùa? Chỉ đơn giản là sản phẩm gốm được tạo tác bởi những đôi tay, khối óc của các tu sĩ trong một ngôi chùa tại Ðồng Nai - chùa Tăng Hội.

Trọn lòng yêu kính Bác

Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Hải Vân Quan (cổng quan trên đèo Hải Vân), công trình được vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây dựng vào tháng 2 năm Bính Tuất (1826). Phía trước cổng quan viết 3 chữ "Hải Vân Quan", phía sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Nơi lưu giữ hiện vật lịch sử đặc biệt

Toạ lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Hà Nội) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh và thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như các phong trào yêu nước khác.