ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 19:54:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cùng ngành y tế chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Báo Cà Mau (CMO) Nhiệm kỳ qua, Hội Đông y tỉnh Cà Mau đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng thuốc nam trong điều trị bệnh. Song song đó, hội còn phát huy tinh thần “lương y như từ mẫu” góp phần cùng với ngành y tế chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Ngoài các hoạt động cụ thể như tổ chức tư vấn, khám chữa bệnh, truyền thông về nhận thức, sử dụng thuốc y học cổ truyền, hội còn đẩy mạnh công tác nuôi trồng, bào chế, khai thác, bảo tồn dược liệu sạch. Đồng thời, phối hợp tổ chức nghiên cứu, khảo sát, trồng cây thuốc trên địa bàn, xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.

Xây dựng hội vững mạnh

Ông Trần Văn Hùng, Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cà Mau, thông tin, hiện nay toàn tỉnh có 9 phòng chẩn trị đông y cấp huyện, 22 phòng chẩn trị của hệ Tịnh độ, Thánh thất Cao Đài Minh Chơn đạo, hệ Phật giáo Hoà Hảo… Nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã tổ chức khám bệnh cho trên 5,6 triệu lượt người, điều trị miễn phí cho trên 5,2 triệu lượt người với số tiền trên 105 tỷ đồng. Ngoài công tác khám, chữa bệnh, Hội Đông y tham gia có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thực hiện Chỉ thị 24/CT-TƯ, ngày 4/7/2008, của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, Hội Đông y xem đây vừa là kim chỉ nam, vừa là động lực khích lệ để vượt qua mọi khó khăn, thách thức xây dựng đội ngũ thầy thuốc tận tâm, giỏi nghề, vững vàng y đức, góp phần cùng với ngành y tế chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng.  

Phong trào nuôi trồng và sưu tầm dược liệu được các huyện, thành hội xây dựng và duy trì. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 10.000 m2 đất trồng cây dược liệu tại 9 huyện, thành hội. Bên cạnh đó, các đơn vị còn vận động Nhân dân trồng và bảo quản cây dược liệu tại nhà với 150 loại cây thuốc thông thường và quý hiếm, với diện tích trên 50.000 m2.

Cùng với đó là phát triển và sưu tầm nguồn dược liệu với trên 500 tấn thuốc tươi và khô đưa vào phục vụ người dân. Trong đó có huyện U Minh, Thới Bình và Đầm Dơi đã có vườn thuốc nam với tổng diện tích trên 23.000 m2 trồng các loại cây thuốc thông thường và quý hiếm vừa nhân giống phát triển vừa bảo tồn để cung cấp thuốc tươi, thuốc khô phục vụ khám và điều trị bệnh với phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chữa bệnh tại nhà”.

Góp phần chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Trồng cây thuốc nam làm hàng rào cây xanh được Hội Đông y huyện Thới Bình triển khai nhiều năm qua tại xã Tân Lộc. Đây được xem là một trong những mô hình thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển y dược cổ truyền và Hội Đông y trong tình hình mới gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Ông Trần Hải Phong, Chủ tịch Hội Đông y huyện Thới Bình, chia sẻ, việc triển khai mô hình trồng hàng rào cây xanh bằng cây thuốc nam không chỉ cung cấp một phần dược liệu cho hệ thống Hội Đông y để chữa bệnh cho Nhân dân mà còn tạo được cảnh quan môi trường cho vùng nông thôn mới Tân Lộc.

Mô hình trồng hàng rào bằng cây thuốc nam của Hội Đông y xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo Nhân dân.

Là người khởi xướng và thực hiện thí điểm mô hình trồng cây thuốc nam làm hàng rào cây xanh, Lương y Phạm Văn Hiểm, Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Lộc, chia sẻ, hơn 20 năm gắn bó với công việc bắt mạch, bốc thuốc nam nên việc trồng và bảo tồn cây dược liệu quý vô cùng quan trọng. Từ đó gia đình bắt tay vào trồng những cây dược liệu và dần dà nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con xung quanh. Khi phong trào trồng cây thuốc nam làm hàng rào cây xanh được vận động thì người dân các ấp: 3, 5 và 7 nhiệt tình hưởng ứng với chiều dài trên 5.000 m, mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn dược liệu tươi.

“Được sự hỗ trợ của gia đình, nhất là bà con xung quanh thì hành trình bắt mạch, bốc thuốc nam theo phương pháp Đông y như được tiếp thêm sức mạnh, để từ đó góp phần giữ gìn sức khoẻ cho người dân”, ông Hiểm cho hay. 

Phòng thuốc nam phước thiện của Lương y Phạm Văn Hiểm, Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, trở thành địa chỉ quen thuộc để người dân đến khám, điều trị bệnh.

Gia đình bà Trương Thị Phấn, Ấp 15, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cũng là một trong những điển hình tiêu biểu về việc trồng và tặng miễn phí cây thuốc nam cho Hội Đông y. Hơn chục năm gắn bó với công việc thiện nguyện, năm 2015, bà Phấn bắt đầu trồng các cây dược liệu quý trên diện tích 1,5 ha của gia đình. Đất phèn nên việc lên liếp trồng cây thuốc nam cũng không phải dễ dàng, để cây bám đất, gia đình bà phải dùng hàng tấn vôi để xử lý. Hơn 3 năm, cây không phụ lòng người chăm sóc nên cũng đã bén rễ và tươi tốt, đến nay, mỗi năm gia đình bà tặng miễn phí từ 5-7 tấn thuốc nam cho các cơ sở khám, chữa bệnh của Hội Đông y.

Dẫu còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng những kết quả mà Hội Đông y tỉnh Cà Mau đạt được trong thời gian qua đã thể hiện lòng tự hào, lòng tha thiết gắn bó với nền y học cổ truyền của các hội viên cũng như trình độ chuyên môn, y đức của các lương y. Đồng thời góp phần cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 24 của Ban bí thư Trung ương Đảng phát triển nền Đông y Việt Nam vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, góp phần bảo tồn bản sắc, phát huy và phát triển một bộ phận văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


Nhiệm kỳ 2020-2025, Hội Đông y tỉnh Cà Mau phấn đấu số lần khám chữa bệnh bằng phương pháp đông y chiếm 30% tổng số lần khám chữa bệnh chung của toàn tỉnh. Vận động hộ dân ở nông thôn cách trồng và sử dụng thuốc nam chữa các chứng bệnh thông thường đạt 40%. Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển Đông y, kết hợp Đông y với Tây y trong chăm sóc và bảo vệ, nâng cao sức khoẻ Nhân dân, góp phần xây dựng nền y học cổ truyền Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng...


 

Thanh Phương - Hoàng Vũ

 

Liên kết hữu ích

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.