ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 10:03:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu thảo luận về Luật các tổ chức tín dụng, Luật Quốc tịch Việt Nam

Báo Cà Mau

Sáng ngày 29/5, ngày làm việc cuối cùng của đợt 1, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; nghe Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Sau đó Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công; nghe Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông phát biểu thảo luận tại hội trường sáng ngày 29/5.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông của đoàn Bạc Liêu góp ý vào 5 vấn đề cụ thể. Đối với thẩm quyền cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước (Điều 193), ưu điểm cho phép NHNN quyết định nhanh chóng trong các tình huống rủi ro hệ thống hoặc khủng hoảng thanh khoản; hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn. Nhược điểm việc cho phép cho vay không có tài sản bảo đảm với lãi suất 0% tiềm ẩn rủi ro mà hiện nay Luật chưa có cơ chế kiểm soát và minh bạch. Từ đó đại biểu đề nghị bổ sung yêu cầu NHNN phải báo cáo định kỳ với Chính phủ, Quốc hội về các khoản vay đặc biệt đã cấp (đối tượng, số tiền, thời hạn, kết quả); cần tiêu chí rõ ràng về đối tượng được hưởng vay đặc biệt, tránh bị lạm dụng để “cứu” những tổ chức tín dụng yếu kém không đủ điều kiện thị trường.

Về quyền thu giữ tài sản bảo đảm (Điều 198a), đại biểu đề nghị cần bổ sung điều kiện bảo vệ cư dân sinh sống hợp pháp tại tài sản bảo đảm (nhà ở), tránh bị thu giữ đột ngột gây ảnh hưởng đến quyền sống và ổn định xã hội; cần xây dựng cơ chế giám sát khi thu giữ, theo đó bắt buộc có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp trong các trường hợp thu giữ tài sản có yếu tố tranh chấp.

Về kê biên tài sản của người phải thi hành án đang được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu (Điều 198b), đề nghị làm rõ thứ tự ưu tiên giữa nghĩa vụ thi hành án và quyền xử lý tài sản bảo đảm của TCTD. Ví dụ: ưu tiên nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường tổn thất sức khỏe, tính mạng… Còn quy định hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng hoặc tang vật vi phạm hành chính (Điều 198c), đề nghị nên cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự và thời điểm hoàn trả, tránh dẫn đến lạm quyền hoặc mâu thuẫn giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; cần có biên bản hoàn trả, ký xác nhận giữa cơ quan tố tụng và bên nhận bảo đảm để tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong quá trình xử lý tiếp theo.

Chiều cùng ngày, Đại biểu Trần Thị Thu Đông tham gia thảo luận về Luật quốc tịch Việt Nam. Đại biểu đề nghị thông tin chứng minh quốc tịch Việt Nam được xác nhận qua căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực hoặc mã định danh quốc tịch trong cơ sở dữ liệu số liên thông của Nhà nước. Trường hợp chưa có mã định danh, người dân được xác nhận quốc tịch bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung một cơ chế xác lập “quốc tịch Việt Nam tạm thời” đối với trẻ sơ sinh có yếu tố nước ngoài, trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục lựa chọn hoặc xác định quốc tịch chính thức theo quy định của pháp luật. Bổ sung quy định cho phép người có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam được xét nhập quốc tịch theo lộ trình cư trú đặc biệt, thay vì phải cư trú đủ 5 năm liên tục như quy định hiện hành…

Tin, ảnh: KP-T.Thúy

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.