ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:16:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảm bảo an toàn cho học sinh đi học bằng đường thuỷ

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, huyện Ngọc Hiển có 30 trường học từ bậc học mầm non đến THCS do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện quản lý. Năm học 2019-2020, huyện có khoảng 11.500 học sinh theo học, trong số đó hiện có 10 trường học, khoảng 1.500 học sinh đi học còn phải phụ thuộc vào đường thuỷ.

"Huyện quyết tâm đảm bảo an toàn cho các em đến trường, không để các em gặp khó khăn về kinh tế, đi lại mà dang dở chuyện học tập", Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Ngô Minh Toại chia sẻ.

Các em học sinh được trang bị đầy đủ áo phao khi đi trên phương tiện thuỷ đến trường.

Ông Toại cho biết, hiện nay Ban An toàn giao thông huyện Ngọc Hiển tăng cường kiểm tra các phương tiện đưa rước học sinh, những phương tiện không đảm bảo an toàn kiên quyết không cho hoạt động. Đối với học sinh đi trên phương tiện phải trang bị áo phao từ nhà đến trường và ngược lại. UBND huyện chỉ đạo các hiệu trưởng tuyên truyền cho  học sinh phải mặc áo phao trước khi xuống phương tiện thuỷ để đảm bảo an toàn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng học sinh đuối nước.

Hiện nay địa bàn huyện Ngọc Hiển vẫn còn nhiều ấp chưa có lộ giao thông đấu nối nên nhiều em đi học vẫn còn luỵ đò (nhất là địa bàn xã Tam Giang Tây, Viên An Ðông, Viên An, Ðất Mũi). Thầy Mai Kiến Oanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2, xã Đất Mũi, cho biết, trong năm học mới nhà trường còn khoảng 70 học sinh đi học bằng đò. Ngay từ đầu năm, Công đoàn nhà trường phối hợp với Hội Phụ huynh học sinh vận động mạnh thường quân tặng cặp, áo phao cho học sinh, luôn dặn dò kỹ lưỡng học sinh đi trên phương tiện thuỷ không đùa nghịch, phải mặc áo pháo để đảm bảo an toàn.

Năm nay ông Nguyễn Văn Bình, ấp Kênh Ráng, xã Viên An Đông có con học lớp 7, do nhà cách xa trường trên 10 cây số nên ông dùng vỏ máy đưa con đến trường hàng ngày. Ông Bình chia sẻ: “Tiền ăn cho cháu, tiền xăng khoảng 50 ngàn đồng/ngày nhưng phải cố gắng đưa các cháu đi học để có kiến thức. Đi trên vỏ tôi cho cháu mặc áo phao theo hướng dẫn của nhà trường. Tôi thấy bận áo phao khi đi trên sông nước là rất cần thiết”.

"Mình trang bị áo phao là bảo vệ an toàn cho con em mình nhưng hiện nay tôi thấy vẫn còn nhiều phụ huynh ở các trường đưa đón con em mình chưa quan tâm, nếu có sự cố xảy ra thì khó lường lắm. Tôi có 2 đứa con đi học bằng đò, nhà cách trường khoảng 7 km, tôi luôn dặn dò các con phải mặc áo phao từ nhà đến trường và ngược lại để đảm bảo an toàn trên sông nước", chị Nguyễn Ngọc Ảnh, xã Tam Giang Tây, chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Thanh, chủ đò ở ấp Xẻo Ngang, xã Viên An Ðông, cho biết: “Ðò tôi chở khoảng 20 em, chở từ ấp Xẻo Ngang qua trường bên Tân Ân Tây. Khoảng 5 giờ sáng rước các em đi học, trưa rước về. Tôi làm nghề này 12 năm rồi, luôn đảm bảo an toàn cho học sinh, trước khi xuống đò các em đều mặc áo phao để đảm bảo an toàn”.

"Trong năm học mới này Ban An toàn giao thông huyện sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các phương tiện đò đưa rước học sinh. Các bến phà đưa rước khách sang sông phải đảm bảo an toàn, chủ phương tiện phải có đầy đủ chứng chỉ chuyên môn, học sinh đi trên phương tiện thuỷ phải mặc áo phao. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không cho hoạt động đối với các phương tiện đò không đảm bảo an toàn, thiếu chứng chỉ chuyên môn", Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, Trưởng Ban an toàn giao thông Lý Hoàng Tiến kiên quyết.

Năm học 2019-2020, huyện Ngọc Hiển có khoảng 800 học sinh thuộc diện nghèo, khó khăn đi học bằng phương tiện đò dọc. Nhiều điểm trường trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã vận động các nhà hảo tâm, hội phụ huynh giúp đỡ bằng việc trao học bổng, tặng quần áo, cặp, sách giáo khoa... Đến thời điểm này, các mạnh thường quân đã hỗ trợ cho huyện Ngọc Hiển 7 ngàn quyển tập, 100 chiếc xe đạp, 700 bộ sách giáo khoa, tặng 300 suất học bổng, 400 cặp áo phao, 200 bộ quần áo./.

Chí Hiểu

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Sẽ xử lý mạnh lỗi vi phạm

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, thông tin, để đạt mục tiêu giảm từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2025, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan hữu quan phải nâng cao trách nhiệm trong đảm bảo trật tự, ATGT theo phân quyền, đồng thời tập trung xử lý 2 lỗi vi phạm: nồng độ cồn và tải trọng.

Va chạm giao thông, 1 người tử vong

Sau va chạm giao thông giữa xe ô tô con và xe đạp xảy ra vào hôm nay (25/2) tại Nhà Phấn (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đã làm chết 1 người.

Tiềm ẩn tai nạn dưới dốc cầu

Với đặc thù địa phương có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cây cầu lớn, nhỏ nối liền các tuyến giao thông. Tuy nhiên, tại nhiều cây cầu như: cầu Huỳnh Thúc Kháng (Phường 7, TP Cà Mau); cầu Lương Thế Trân (xã Lương Thế Trân), cầu Cái Rắn (xã Phú Hưng), cầu Rau Dừa (xã Hưng Mỹ), huyện Cái Nước; cầu Nông Trường, xã Khánh An, huyện U Minh... do thiếu biển báo, vòng xuyến không rõ ràng, cộng với ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân hạn chế, khiến khu vực các dốc cầu này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai

Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, tai nạn giao thông (TNGT) thời gian qua được kiềm chế, năm 2024 kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tính bền vững chưa cao, nhiều lỗi vi phạm mang tính chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT vẫn còn khá cao. Năm 2025, chủ đề công tác đảm bảo ATGT tại Cà Mau là "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".

Tái diễn chợ tự phát trên quốc lộ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại nhiều chợ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đã tìm thấy nạn nhân mất tích sau va chạm giao thông thuỷ

Bằng nhiều phương thức, kết hợp các lực lượng và Nhân dân, nhưng do điều kiện sông sâu, nước chảy xiết, mãi đến khoảng 8 giờ 45 phút sáng nay (14/2), nạn nhân bị mất tích trong vụ va chạm làm chìm xuồng xảy ra vào sáng hôm qua (13/2) trên địa bàn xã Đất Mới (huyện Năm Căn) mới được tìm thấy.