ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 17:12:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân 2016

Báo Cà Mau Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân gia tăng, dẫn đến việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm cũng tăng cao. Nếu không có biện pháp quản lý tốt, nhiều loại thực phẩm kém chất lượng sẽ trà trộn, lưu thông trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân gia tăng, dẫn đến việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm cũng tăng cao. Nếu không có biện pháp quản lý tốt, nhiều loại thực phẩm kém chất lượng sẽ trà trộn, lưu thông trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Vừa qua, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa lễ hội xuân 2016.

Theo đó, tỉnh sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn từ ngày 18/1 đến hết 25/3 nhằm bảo đảm số cơ sở được thanh tra, kiểm tra tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015.

Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP kiểm tra, hướng dẫn người dân lựa chọn thực phẩm an toàn tại chợ Đầm Dơi.

Trong đợt thanh tra, kiểm tra lần này, các đoàn sẽ tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong năm và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các địa điểm tập trung kinh doanh thực phẩm. Tăng cường truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về ATVSTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Mục tiêu hướng tới là không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra trong dịp Tết và trong thời gian diễn ra lễ hội xuân năm 2016.

Bác sĩ Trần Bé Ngoan, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Cà Mau, cho biết: “Ðể bà con an tâm sử dụng thực phẩm và đảm bảo sức khoẻ, các đoàn sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất những mặt hàng phục vụ Tết ngay từ nguyên liệu đầu vào, nếu phát hiện những sai phạm sẽ tiến hành xử lý và truy xuất theo quy định”.

Công tác truyền thông sẽ được tập trung vào bốn đối tượng chính: người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình; người tiêu dùng thực phẩm; người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; chính quyền các cấp.

Tết đang đến gần, cùng với việc nghỉ Tết kéo dài, các cơ sở kinh doanh, chế biến và mua bán các mặt hàng thực phẩm sẽ tăng đột biến nhằm dự trữ đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường; đây cũng là dịp các hàng quán, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tại các tuyến đường, vỉa hè phục vụ khách đi đường tăng cao. Chính vì vậy, nguy cơ mất ATVSTP có thể xảy ra, những thực phẩm không còn hạn sử dụng, không an toàn vệ sinh có thể bị trà trộn. Do đó, người tiêu dùng cần phải cảnh giác cao với những mặt hàng và hình thức kinh doanh này. Ngoài ra, người kinh doanh cũng phải thường xuyên kiểm tra nguồn hàng để đảm bảo hàng hoá, thực phẩm khi đưa ra thị trường an toàn và chất lượng.

Vì vậy, công tác thanh tra sẽ tập trung vào những mặt hàng sử dụng nhiều trong dịp Tết như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả… Ðối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm và dịch vụ ăn uống, việc thanh tra, kiểm tra sẽ chú trọng đến các nội dung: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP, giấy chứng nhận sức khoẻ đối với chủ cơ sở và người lao động; hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn; nhãn, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hoá thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATVSTP đối với cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, con người; quy trình sản xuất chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; nguồn nước dùng cho sản xuất, chế biến thực phẩm; việc lưu mẫu thức ăn của các cơ sở dịch vụ ăn uống…

Ông Huỳnh Văn Phong, tiểu thương chợ thị trấn Ðầm Dơi, bộc bạch: “Tôi buôn bán ở đây đã hơn 30 năm, uy tín và chất lượng luôn được gia đình tôi đặt lên hàng đầu. Hàng hoá được lấy từ những cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, thời hạn sử dụng được kiểm tra thường xuyên nên rất được bà con tin dùng và ủng hộ”.

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm ATVSTP, cần phải đưa ra giải pháp tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết được đâu là thực phẩm bẩn. Trong đó, vai trò của người quản lý, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo ATVSTP là rất quan trọng. Việc phát hiện và tập trung tuyên truyền về các vụ việc, các cơ sở vi phạm không chỉ thu hút sự quan tâm mà còn nâng cao nhận thức của người dân khi lựa chọn, tiêu dùng các thực phẩm sạch, an toàn và tẩy chay các mặt hàng thực phẩm bẩn.

Chị Trần Thị Lil, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Hiện nay, các mặt hàng bày bán trên thị trường ngày càng đa dạng về mẫu mã, hình thức, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Việc chọn mua các sản phẩm có uy tín, chất lượng luôn được các chị em chúng tôi lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi kiên quyết tẩy chay những mặt hàng và cơ sở kinh doanh hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người”.

Ông Huỳnh Văn Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, thông tin, không chỉ riêng các dịp lễ, Tết, mà ngay cả những ngày bình thường, công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm luôn được thực hiện nghiêm túc. Chủ động nắm bắt diễn biến thị trường, kiên quyết loại trừ những hành vi gian lận, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra phải gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức cho người kinh doanh và tiêu dùng, mang đến cho bà con một cái Tết an toàn./.

Bài và ảnh: Sơn Mai

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.

Yoga cân bằng và phục hồi

Căng thẳng, lo âu, stress hay trầm cảm ngày càng trở thành những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Trong số các phương pháp giúp tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần, yoga cân bằng và phục hồi đang nổi lên như một giải pháp toàn diện, không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn mang lại sự ổn định, thư thái cho tâm hồn.

Hơn 5.500 trẻ được sàng lọc khuyết tật

Sáng ngày 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án Direct, Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” (dự án Direct) trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Lan toả thông điệp tích cực về sức khoẻ và bình đẳng

Tối 17/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Nhóm MCN và các nhóm cộng đồng khu vực ĐBSCL tổ chức sự kiện truyền thông tuyên truyền về HIV và PrEP năm 2024.