ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 01:43:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế công lập

Báo Cà Mau Theo Bác sĩ Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế, hiện nay, một số cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động. Nguyên nhân được xác định là do số lượt bệnh đến khám và điều trị không đạt kế hoạch; chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của một số cơ sở y tế công lập từ năm 2018-2020 chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán.

Ngoài ra, một số đơn vị xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế chưa phù hợp; công tác quản lý, sử dụng tài chính - ngân sách còn lỏng lẻo, chưa chấp hành đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn quy định...

Nhìn tổng thể, định mức phân bổ ngân sách theo chỉ tiêu giường bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh và phòng khám đa khoa khu vực được quy định tại Nghị quyết số 07/2021/NQ-HÐND ngày 4/12/2021 của HÐND tỉnh là phù hợp, cùng với nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và việc tăng cường công tác quản lý, chấp hành tài chính - ngân sách theo quy định sẽ đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, do có một số đơn vị gặp khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế khẩn trương kiểm tra thực tế tình hình quản lý thu, chi của các cơ sở y tế khám, chữa bệnh công lập gặp khó khăn trong cân đối nguồn để đảm bảo hoạt động thường xuyên năm 2023. Qua đó, xác định cụ thể số kinh phí từng đơn vị bị thiếu hụt, đề xuất ngân sách hỗ trợ và chịu trách nhiệm về số liệu đề xuất, gửi Sở Tài chính để thẩm định, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, hỗ trợ theo quy định.

Là 1 trong 23 đơn vị  sự nghiệp công thuộc Sở Y tế tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2), Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau cũng đang gặp khó khăn trong công tác đảm bảo kinh phí hoạt động.

Ðồng thời, khẩn trương rà soát, đánh giá chính xác dự toán thu, chi của các cơ sở khám, chữa bệnh dự kiến tiếp tục gặp khó khăn trong cân đối thu, chi năm 2024 do các nguyên nhân khách quan (lượt bệnh nhân khám, chữa bệnh thấp kéo dài qua nhiều năm; không được đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu). Qua đó, xác định cụ thể số kinh phí cần được hỗ trợ của từng đơn vị để đảm bảo hoạt động thường xuyên, đề xuất ngân sách hỗ trợ và chịu trách nhiệm về số liệu đề xuất, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, bố trí trong dự toán năm 2024 để hỗ trợ các đơn vị thực hiện theo quy định.

Theo UBND tỉnh, việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2018-2020 của các cơ sở y tế công lập đã được UBND tỉnh kiến nghị Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế xem xét, chấp thuận. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thường xuyên theo dõi, kịp thời tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Về nguồn kinh phí đảm bảo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 24/2023/NÐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ trong năm 2024, giao Sở Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thực hiện theo đúng quy định.

                                  Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế khám, chữa bệnh công lập cần nâng cao chất lượng chuyên môn trong công tác khám, chữa bệnh, góp phần tăng trưởng nguồn thu để từng bước nâng cao khả năng tự chủ của đơn vị. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau).

Ðối với các hạn chế trong công tác quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí của các cơ sở y tế khám, chữa bệnh được phát hiện qua kết quả kiểm tra, giao Sở Y tế khẩn trương hướng dẫn, chấn chỉnh, xử lý để các đơn vị thực hiện quản lý, chấp hành tài chính - Nhà nước theo đúng kỷ luật, kỷ cương quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế khám, chữa bệnh công lập nâng cao chất lượng chuyên môn trong công tác khám, chữa bệnh; nghiên cứu, xây dựng quy trình khám, chữa bệnh chặt chẽ, nhanh gọn và nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh nhằm thu hút người bệnh đến khám và điều trị; từ đó, tăng trưởng nguồn thu để từng bước nâng cao khả năng tự chủ của đơn vị. Khẩn trương nghiên cứu, triển khai, đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh công lập thực hiện Thông tư số 13/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước cung cấp khi đảm bảo các điều kiện theo quy định, nhằm tăng nguồn thu cho các đơn vị, cải thiện thu nhập cho đội ngũ nhân viên y tế./.

 

Hồng Nhung

 

Giúp người cao tuổi vui, khoẻ

TP Cà Mau có hơn 23 ngàn người cao tuổi. Xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, TP Cà Mau đặc biệt quan tâm chăm lo, tạo điều kiện giúp người cao tuổi được sống vui, sống khoẻ, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin, khoáng chất, hay còn được gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng nói chung và các chất dinh dưỡng đa lượng nói riêng, bao gồm protein, chất béo, carbohydrate.

Ðề phòng cúm gia cầm lây sang người

Tình hình bệnh cúm gia cầm lây sang người ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao. Người dân cần nâng cao ý thức chủ động các biện pháp phòng bệnh.

Nhân lên những "giọt hồng"

“Hiến máu là hành động mang ý nghĩa nhân văn, ngoài ra, theo tôi đó còn là một sự dũng cảm, vì máu là do cơ thể con người sản xuất ra, không một thiết bị máy móc hay một quốc gia nào có thể tạo ra được. Giọt máu cho đi để đổi lấy sự sống của một người, cũng là cách thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, đất nước”, anh Phạm Văn Bằng (sinh năm 1983, ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân), điển hình của tỉnh Cà Mau sẽ đến Thủ đô Hà Nội dự lễ vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024, chia sẻ.

Nghịch lý về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Cà Mau là một trong những tỉnh có tỷ lệ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ðiều đó cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, thời gian qua, việc các trạm y tế, phòng khám khu vực xuống cấp, cùng với các phòng khám tư nhân tăng lên, đã kéo theo lượng bệnh ở các cơ sở này giảm mạnh.

Tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, bệnh không lây nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn tất cả các nguyên nhân khác cộng lại. 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

8 loại ung thư do thuốc lá

Ung thư đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi ngoài sự tàn phá về sức khoẻ, thể trạng con người, rút ngắn tuổi thọ…, thì sự kiệt quệ về kinh tế không những cho hiện tại mà thậm chí còn có thể kéo dài cho những thế hệ tiếp theo, do chi phí điều trị quá lớn.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 39,5%; trong đó, bệnh mạch máu não (55,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (32%), bệnh tim do tăng huyết áp (6,9%) và bệnh tim mạch khác (5,7%). Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.