ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:54:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo sức khoẻ người cao tuổi

Báo Cà Mau Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”, mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 166.800 NCT từ 60 tuổi trở lên, trong đó NCT từ 80 tuổi trở lên trên 22.800 người. Theo điều tra, năm 2019, gần 60% NCT trên địa bàn tỉnh có tình trạng sức khoẻ yếu hoặc rất yếu cần được CSSK và mắc nhiều bệnh cùng lúc như: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hoá khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ... Trong khi đó, các biện pháp phòng ngừa, quản lý bệnh, tật còn hạn chế và phần lớn NCT chưa có thói quen khám sức khoẻ định kỳ. Năm 2020, tỷ lệ NCT được khám sức khoẻ định kỳ trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 70%.

Thể dục dưỡng sinh giúp NCT rèn luyện sức khoẻ và là sân chơi bổ ích để NCT sống vui, sống khoẻ, đóng góp tích cực cho xã hội.

Thể dục dưỡng sinh giúp NCT rèn luyện sức khoẻ và là sân chơi bổ ích để NCT sống vui, sống khoẻ, đóng góp tích cực cho xã hội.

Theo Bác sĩ Ðỗ Chí Hiền, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Cà Mau, để chủ động ứng phó với vấn đề già hoá dân số, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu CSSK cho NCT, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã triển khai Ðề án CSSKNCT từ năm 2021 đến nay. Qua đó, NCT dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ CSSK ngay tại địa phương. Hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều có điểm cung cấp dịch vụ CSSK ban đầu cho NCT. 100% NCT khi ốm đau được khám, điều trị bệnh và nhận được sự chăm sóc của gia đình, cộng đồng; gần 160 ngàn NCT có bảo hiểm y tế, đạt 95,34%; gần 18 ngàn NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ. 

Ông Kim Sên, 71 tuổi, ấp Ðồng Tâm A, đến Trạm Y tế xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi để khám sức khoẻ và nhận thuốc về uống hằng ngày. Ông Sên chia sẻ, ông bị bệnh cao huyết áp, viêm xoang, thoái hoá đốt sống..., cơ thể đau nhức nên phải thường xuyên uống thuốc. Trước đây, để khám bệnh phải ra đến huyện hoặc các bệnh viện ngoài tỉnh khám, nhận thuốc uống. Hiện nay, Trạm Y tế được đầu tư khang trang, đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn nên người dân an tâm khi đến khám, chữa bệnh. “Bản thân tôi cứ đến ngày là ra Trạm Y tế xã khám, nhận thuốc uống, bệnh tình ổn định mà việc đi lại thuận tiện, đỡ tốn kém nên tôi rất an tâm”, ông Kim Sên cho biết.

Cũng như ông Sên, bà Nguyễn Thị Nguyệt, 65 tuổi, cũng đến Trạm Y tế xã Tân Duyệt khám bệnh, nhận thuốc uống. Bà Nguyệt cho biết: "Bác sĩ nói tôi bệnh huyết áp, tiểu đường, thiếu máu não, viêm dây thần kinh nên phải uống thuốc hằng ngày. Không có điều kiện đi xa, hằng tháng tôi cứ đến trạm khám bệnh, nhận thuốc, nhờ có bảo hiểm y tế nên đỡ chi phí rất nhiều". 

Toàn xã Tân Duyệt có 2.435 NCT từ 60 tuổi trở lên, trong đó có 2.156 NCT có bảo hiểm y tế, 100% NCT ở địa phương đã được lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ. Bên cạnh việc NCT đến khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế xã, địa phương còn tiến hành khám sức khoẻ tại nhà cho 12 NCT neo đơn, bệnh nặng.

Hiện nay, tuyến y tế cơ sở được đầu tư nâng cấp, đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là NCT đến khám chữa bệnh. (Trong ảnh: Khám bệnh cho NCT tại Trạm Y tế xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi).

Hiện nay, tuyến y tế cơ sở được đầu tư nâng cấp, đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là NCT đến khám chữa bệnh. (Trong ảnh: Khám bệnh cho NCT tại Trạm Y tế xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi).

Theo Bác sĩ CKI Trần Quốc Ðoàn, Trưởng trạm Y tế xã Tân Duyệt qua thời gian thực hiện Ðề án, đã đem lại hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng sức khoẻ NCT trên địa bàn xã Tân Duyệt; 100% NCT được lập hồ sơ sức khoẻ, theo dõi các vấn đề bệnh lý mạn tính. Từ đó, bản thân NCT và người chăm sóc NCT được phổ biến kiến thức, biết cách sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống phòng bệnh.

Có thể thấy, NCT nhận thức được tầm quan trọng trong việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện và kiểm soát tốt những bệnh thường gặp ở NCT, phòng tránh được các biến cố bất lợi, chất lượng sức khoẻ được nâng lên. Ðời sống tinh thần NCT được quan tâm, nhiều hành vi, thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ được phát hiện điều chỉnh, hình thành và duy trì những hành vi bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ mang tính thiết thực, hiệu quả và bền vững.

Ðề án CSSKNCT tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2025 đề ra mục tiêu cụ thể: 70% NCT có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự CSSK; 95% NCT được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ; 95% NCT khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ CSSK; 100% bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có khoa lão khoa điều trị người bệnh là NCT duy trì đến năm 2030; 95% NCT có thẻ bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu này, theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh, Ðề án cũng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025 là nâng cao nhận thức của lãnh đạo, các cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân về thực trạng, nhu cầu CSSKNCT, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào xã hội tham gia CSSKNCT. Ðể làm được điều đó, công tác truyền thông giáo dục cần được tập trung đẩy mạnh với nhiều hình thức.

Ngành y tế cũng tăng cường các giải pháp nhằm từng bước củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK ban đầu và khám, chữa bệnh cho NCT, phát triển nguồn nhân lực chăm sóc NCT. Tin chắc rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai hiệu quả Ðề án CSSKNCT, đồng thời  phát huy vai trò xã hội hoá CSSKNCT của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở CSSKNCT ngoài công lập... công tác chăm sóc, nâng cao sức khoẻ NCT bảo đảm thích ứng với già hoá dân số trên địa bàn tỉnh Cà Mau, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030./.

 

Thanh Phương

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.