ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 23:53:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đầm Dơi tập trung cao độ cho ngày hội toàn dân

Báo Cà Mau Những ngày này, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, đoàn thể các cấp trong huyện Ðầm Dơi đang tích cực triển khai các bước cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Những ngày này, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, đoàn thể các cấp trong huyện Ðầm Dơi đang tích cực triển khai các bước cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. 

Đến nay, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đúng luật. Uỷ ban Bầu cử của huyện và Uỷ ban Bầu cử 16 xã, thị trấn đã chuẩn bị đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác bầu cử.

Huyện đã niêm yết chính thức danh sách 65 người ứng cử đại biểu HÐND huyện khoá XI tại 10 đơn vị bầu cử để bầu chọn 40 đại biểu. Cấp xã niêm yết chính thức danh sách 774 người để bầu chọn 460 đại biểu.

Ðầm Dơi tăng cường tuyên truyền trực quan về ngày bầu cử.

Theo thống kê, huyện Ðầm Dơi có 133.413 cử tri tham gia bỏ phiếu ở 264 tổ bầu cử. Tất cả danh sách cử tri và các vị ứng cử đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp được niêm yết công khai tại các điểm bỏ phiếu để Nhân dân kiểm tra, tìm hiểu để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Theo đó, từ ngày 4-18/5, Uỷ ban MTTQ huyện Ðầm Dơi tổ chức cho đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại 10 đơn vị bầu cử trên địa bàn huyện. Việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp xây dựng chương trình hành động, vận động bầu cử. Ðây là cơ sở để cử tri lựa chọn những người xứng đáng vào cơ quan dân cử. 

Phó Bí thư Ðảng uỷ xã Thanh Tùng Nguyễn Ngọc Trân, cho biết, xã Thanh Tùng có 7.356 cử tri, trong đó có 745 cử tri là đồng bào dân tộc thiểu số; có 6 đơn vị bầu cử, 14 khu vực bỏ phiếu, tổng số có 46 người ứng cử đại biểu HÐND xã nhiệm kỳ 2016-2021, bầu 28 đại biểu. Ðến nay, ngoài việc lập và niêm yết danh sách cử tri; niêm yết danh sách chính thức và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đúng quy định, trang trọng, hình thức đẹp, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn xã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, lịch trình đề ra.

Ðến nay, xã đã tổ chức triển khai tuyên truyền về công tác bầu cử được 24 cuộc, có 852 người tham dự. Trong tuyên truyền, xã đã chú trọng tập trung tuyên truyền trong đồng bào dân tộc để bà con hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ của công dân để tích cực tham gia đi bầu. 

 Ông Nguyễn Tấn An, dân tộc Khmer, ấp Tân Ðiền B, xã Thanh Tùng, cho biết: “Ðược chính quyền điạ phương tuyên truyền về quyền, trách nhiệm của cử tri, mục đích, ý nghĩa của ngày bầu cử, bản thân tôi ngoài việc tham gia thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cử tri, còn vận động gia đình, bà con trong ấp sắp xếp công việc để đi bầu cử đúng quy định, lựa chọn bầu ra những đại biểu có đức, có tài đại diện và chăm lo quyền lợi cho Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc”.

“Khó khăn của xã hiện nay là có 327 cử tri đang đi làm ăn xa, đa phần là cử tri người đồng bào dân tộc thiểu số và 79 cử tri già yếu, bệnh tật không thể đến địa điểm bỏ phiếu. Xã chỉ đạo các khu vực bỏ phiếu phải dùng thùng phiếu lưu động đến những cử tri bệnh, già yếu để bỏ phiếu”, bà Nguyễn Ngọc Trân cho biết.

“Xã Tân Duyệt có 163 hộ, 764 khẩu đồng bào dân tộc Khmer, chủ yếu tập trung ở 2 ấp Ðồng Tâm A và Ðồng Tâm B. Ðể người dân đồng bào dân tộc thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân, ngoài việc tổ chức tuyên truyền tại các cuộc họp tổ, nhóm của các đoàn thể, xã còn tổ chức tuyên truyền trực quan và tổ lưu động. Khó khăn hiện nay của xã là có một số bà con đi làm ăn xa, vì thế xã kết hợp với những người có uy tín trong đồng bào dân tộc để tuyên truyền, vận động bà con có điều kiện trở về địa phương thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình”, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Duyệt Nguyễn Hoàng Nghĩa cho biết. 

 Ðến thời điểm này, huyện Ðầm Dơi đã triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng quy trình các bước theo quy trình công tác bầu cử. Trong đó có việc niêm yết danh sách cử tri, trang trí, chuẩn bị các điểm bỏ phiếu, tổ chức cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri. Nắm chặt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, kịp thời giải thích, tuyên truyền và giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến bầu cử.

“Từ đây đến ngày bầu cử huyện sẽ tập trung tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, tăng cường tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tổ chức hội thi tìm hiểu về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp để cán bộ và Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc bầu cử. Từ đó, nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác của người dân tham gia bầu cử để lựa chọn những người hội đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, uy tín đại diện cho ý chí, nguyện vọng  và quyền làm chủ của Nhân dân để tham gia vào đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”, Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử huyện Ðầm Dơi Nguyễn Chí Thuần nói./.

Bài và ảnh: Trần Chiến

 

Ông Trần Văn Bé, Bí thư Chi bộ ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Ðông: Hãy làm tốt những gì đã hứa với cử tri

Tôi sẽ chọn những người có đức, có tài, có tâm đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của Nhân dân để phục vụ Nhân dân. Những ứng cử viên đã hứa trong chương trình hành động của mình, mong rằng các ứng cử viên đó hoàn thành những gì đã hứa với cử tri. Tuy nhiên, dù trúng cử hay không trúng cử, tôi mong muốn các vị hãy thực hiện tốt nhiệm vụ Ðảng, Nhà nước giao, đồng hành cùng điạ phương quan tâm phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

 

Ông Trần Văn Khởi, ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Ðông: Cần xử lý nghiêm tham nhũng

Khi dự buổi gặp tiếp xúc giữa các vị ứng cử đại biểu Quốc hội, HÐND các cấp, tôi thấy trong chương trình hành động của các vị ứng cử rất tâm huyết, có trình độ học vấn cao, trẻ, vì thế trong đợt bầu cử lần này, ngoài việc bầu chọn những người có tài, đức, trình độ thì tôi sẽ ưu tiên lựa chọn những người trẻ, có trình độ tiếp thu khoa học - kỹ thuật tốt để phục vụ Nhân dân. 

Mong các vị ứng cử quan tâm hơn nữa đến các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, “có cũ mới có mới”, xử lý nghiêm vấn đề tham nhũng, quan liêu, tạo lòng tin trong Nhân dân, quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ Nhân dân.

Ông Trần Minh Sáng, cán bộ hưu trí ấp Nam Chánh, xã Tân Dân: Ðại biểu dân cử phải gần dân hơn nữa

Bản thân tôi đánh giá rất cao chương trình hành động của các ứng cử viên, đã thể hiện được năng lực, trình độ, sát với tâm tư nguyện vọng của cử tri. Tôi cũng hy vọng các ứng cử viên trúng cử lần này sẽ nỗ lực hết mình, thực hiện đúng lời hứa trước cử tri. Bởi thực tế trong các nhiệm kỳ qua, một số ứng cử viên hứa nhưng chưa thực hiện, chưa gần dân, sát dân. Có gần dân, sát dân mới hiểu được tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, khi gần dân ở nhiều nơi thì mình mới có cái nhìn tổng thể về đời sống của người dân ở nông thôn. Từ đó, tổng hợp đề xuất, kiến nghị, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Có như thế mới thể hiện được mình là đại biểu của dân, lo cho dân, phục vụ Nhân dân.

Ông Lê Văn Châu, ấp Mương Ðiều B, xã Tạ An Khương: Tôi quan tâm đến việc xử lý ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm

Tôi mong muốn các ứng cử viên các cấp nếu trúng cử phải có nhiều việc làm thiết thực hơn nữa, nói đi đôi với làm, phải gần dân, sát dân, lắng nghe dân, từ đó chuyển ý kiến, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân đến các cơ quan chức năng, diễn đàn Quốc hội.

Cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh thực phẩm, cần giải quyết tốt vấn đề quy hoạch, tránh quy hoạch treo. Nghiên cứu đề xuất Quốc hội, Chính phủ các chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở và giảm thiểu tai nạn giao thông, quan tâm đầu tư hạ tầng nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và sinh viên mới ra trường./.

T.Chiến lược ghi

 

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.