ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 17:56:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dân xóm biển chờ... nhà

Báo Cà Mau Nằm cạnh tuyến đê biển Tây, những căn nhà của các hộ dân di cư từ mé đê vào đây đã xiêu vẹo, gần như sắp đổ ngã. Chỉ một cơn gió mạnh thổi qua cũng làm họ hoang mang, lo lắng. Mong mỏi duy nhất của các hộ dân nơi đây là sớm được nhận nền và di dời nhà trước mùa mưa bão sắp đến.

Dự án cụm dân cư vàm kênh Sào Lưới, thuộc ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, là 1 trong 3 cụm dân cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây, có tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng, được phê duyệt từ năm 2009, nhưng phải tới năm 2020 mới khởi công xây dựng. Nơi đây có tổng diện tích gần 16 ha, dự kiến có khoảng 312 nền tái định cư.

Với diện tích gần 16ha, sẽ có 312 hộ vào đây sinh sống.

Hiện nay, dự án đã nghiệm thu, bàn giao phần mặt bằng đất đen, hệ thống điện. Hệ thống đường giao thông, vỉa hè cũng đã hoàn thiện, chỉ chờ vận hành hệ thống cấp nước là người dân bắt đầu nhận nền và xây dựng nhà ở.

Hệ thống cấp nước đang chờ hạ thế điện.

Ông Bùi Chí Ngạn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Xã đã tổ chức 5 đợt xét duyệt các trường hợp được cấp nền tái định cư, tổng số trường hợp bình xét đạt là 140. Trong đó, có 12 trường hợp sống ở vùng ven biển bị ảnh hưởng thiên tai, 35 trường hợp bị ảnh hưởng dự án vàm kênh Sào Lưới và 93 trường hợp ở 3 ấp đặc biệt khó khăn của xã. Dự án khu tái định cư nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho dân cư vùng biển, thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, dân di cư tự do, định cư trái phép trong rừng phòng hộ, nhằm giúp các hộ dân có cuộc sống tốt hơn”.

Cơ bản dự án đã hoàn thành các hạng mục khá lâu, hiện chỉ còn một phần việc là đấu điện vào trạm cấp nước. Theo ghi nhận của địa phương thì Ban Quản lý công trình dự án thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký hợp đồng với đơn vị điện lực, giờ chỉ chờ hạ thế điện là hoàn tất các hạng mục.

“Theo quan điểm của huyện thì đến hết quý I năm nay, tại Khu tái định cư Sào Lưới này phải có hộ dân vào ở, trong đó đợt 1 sẽ có 140 hộ, ưu tiên 45 hộ đang ở tạm trên tuyến đê di dời vào ở trước; sau đó sẽ hoàn thiện lại mặt bằng và tiếp tục đưa hộ dân vào ở”, ông Ngạn cho biết thêm.

Xóm nhà 45 hộ cheo leo chờ được di dời.

Qua ghi nhận nguyện vọng của các hộ dân, hầu hết bà con mong muốn được nhanh chóng di dời nhà ở, bởi thời tiết giờ biến đổi bất thường, mong có nhà ở kiên cố, ổn định trước khi mùa mưa bão đến.

Chị Châu Út Hiền chia sẻ: “Nhà xuống cấp hết rồi, giờ không dám tu bổ, sửa chữa, vì sợ khi được lên khu tái định cư thì không còn tiền để di dời. Chúng tôi chỉ mong muốn được di dời sớm để có thể ổn định làm ăn”.

Ông Nguyễn Chí Mãi, Bí thư Chi bộ ấp Sào Lưới, bộc bạch: “Trong ấp có 45 hộ thuộc diện di dời vào khu tái định cư, ấp đã trình lên xã để xin kinh phí hỗ trợ các hộ dân trong thời gian dời nhà, cất nhà mới. Mong rằng, khi có chỗ ở ổn định, các hộ dân này sẽ ổn định cuộc sống”.

Những đối tượng được xét duyệt vào khu tái định cư đa phần là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vùng ven biển. Thế nên, hy vọng rằng, trước mùa mưa bão đến, dự án cụm dân cư vàm kênh Sào Lưới sẽ sớm hoàn thiện các hạng mục còn lại, giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn, hạn chế và chấm dứt tình trạng dân cư sinh sống trái phép và lấn chiếm rừng phòng hộ./.

 

Kim Cương

 

Tuổi thanh xuân ý nghĩa

Trong hành trình gần 10 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, thầy giáo trẻ Dương Hoàng Hiển (sinh năm 1993, hiện đang dạy môn Tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ Catec, TP Cà Mau) đã mang nụ cười đến với rất nhiều mảnh đời bất hạnh, là nhịp cầu kết nối những trái tim ấm áp, lan toả yêu thương bằng những việc tử tế...

Sử dụng tốt nguồn lực nhân đạo

Trở thành cánh tay đắc lực cùng địa phương thực hiện công tác giảm nghèo, thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân triển khai hiệu quả nhiều dự án hỗ trợ sinh kế, sử dụng tốt các nguồn lực nhân đạo để thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Xã hội hoá hỗ trợ BHYT

Ngày 6/12/2023, HÐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2023/NQ-HÐND quy định về hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ mới thoát nghèo và thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (Nghị quyết 32). Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Bộ đội Biên phòng: Ðỡ đần, sẻ chia cùng trẻ mồ côi

Những năm qua, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, các đồn biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội trên khu vực biên giới.

Nghĩa tình quán cơm Nghĩa

Đồng hồ chưa điểm 11 giờ, quán cơm Nghĩa (Phường 7, TP Cà Mau) đã đông khách. Người đến hầu hết là người lao động, thu nhập thấp, được phục vụ chu đáo. Không khí giờ ăn vui vẻ.

Đóng góp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn hơn 3.600 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 14 ngàn trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, cần được cộng đồng chung tay hỗ trợ. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh tiếp tục quan tâm đóng góp để có thêm nguồn lực hỗ trợ, giúp các em vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội.

Giúp dân vượt hạn

Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện U Minh nói riêng, nhất là việc người dân thiếu nước uống, nước sinh hoạt. Các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh có nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa, nhằm giúp người dân giảm bớt phần nào khó khăn trong mùa nắng hạn.

Giám sát chặt thủ tục nhận BHXH 1 lần

Thời gian qua, việc mua bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tràn lan trên các trang mạng xã hội, hơn nữa, việc chốt sổ BHXH 1 lần được phép uỷ quyền cho người khác làm thủ tục nhận thay. Theo đó, để kiểm soát việc thực hiện thủ tục nhận BHXH 1 lần qua uỷ quyền, Ban Giám đốc BHXH tỉnh đã chỉ đạo sát sao về vấn đề này, để tránh lạm dụng nhận BHXH 1 lần.

Sẻ chia yêu thương đến lớp học tình thương cô Ba Thủy

Báo Cà Mau số 823, thứ Hai, ngày 8/4/2024, trong chuyên mục Chuyện đẹp giữa đời thường có bài “Miệt mài gieo chữ tình thương” về lớp học tình thương do cô Ba Thủy (Lê Thị Bích Thủy), 67 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước tạo lập và đứng lớp đến nay gần 11 năm. Bài viết đã nhận được sự quan tâm và hiệu ứng tích cực từ phía độc giả.

Cần giải pháp lâu dài đảm bảo cấp nước người dân

Thời tiết đang tiếp tục diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn vẫn đang kéo dài khắp nơi, người dân một số khu vực “điểm nóng” vẫn đang “khát nước”. Dù thời gian qua các cấp, chính quyền địa phương, mạnh thường quân đã tích cực hỗ trợ, mang nước ngọt đến hàng ngàn hộ dân, song đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Cần hơn thế một giải pháp lâu dài để ứng phó hạn mặn, đảm bảo cung cấp nước ngọt cho dân trên địa bàn.