ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 03:42:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đánh giá cán bộ thực chất, đa chiều

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, việc đánh giá cán bộ trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cấp uỷ, tổ chức Ðảng quan tâm thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định, ngày càng gắn chặt với các khâu trong công tác cán bộ, nhất là trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Thực hiện tốt Ðề án vị trí việc làm sẽ góp phần thực hiện hiệu quả công tác cán bộ. (Ảnh minh hoạ, chụp tại Kho bạc Nhà nước tỉnh).

Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, nhấn mạnh: “Ðánh giá cán bộ là việc rất khó khăn, để đánh giá đúng thực chất cán bộ thì phải xem xét cán bộ ở nhiều góc độ. Phải đặt cán bộ trong mối quan hệ với công việc, đánh giá năng lực cán bộ không phải chỉ thông qua một nhiệm vụ mà phải thông qua tổng thể các nhiệm vụ”.

Theo đó, những năm qua, công tác đánh giá cán bộ của tỉnh đã gắn với kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nội dung, quy trình, phương pháp đánh giá từng bước được đổi mới, ngày càng đi vào nền nếp, cơ bản chặt chẽ, khách quan, thận trọng, đúng quy định, góp phần hạn chế từng bước biểu hiện ngại va chạm, nể nang, né tránh.

Việc đánh giá trước khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ được thực hiện trên cơ sở xây dựng tiêu chí năng lực khác nhau như: khi tuyển chọn cán bộ thì xây dựng khung năng lực gắn với vị trí việc làm; khi điều động, luân chuyển cần khung năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường, kinh nghiệm thực tiễn, uy tín; khi quy hoạch, ngoài yêu cầu chung về năng lực, còn yêu cầu về phẩm chất đạo đức, cơ cấu và triển vọng phát triển của cán bộ.

“Nhìn chung, công tác đánh giá cán bộ trước khi thực hiện quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm bảo đúng quy định (trước khi bổ nhiệm, đánh giá thời gian 3 năm; bổ nhiệm lại, đánh giá thời gian 5 năm), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nhận xét, đồng thời khẳng định: Cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì không đưa vào nhân sự để thực hiện quy trình. Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật”.

Với quy trình đánh giá chặt chẽ, 5 năm qua, công tác đánh giá cán bộ trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ của tỉnh ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Trong đó, một số cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chưa coi trọng việc sử dụng kết quả đánh giá cán bộ làm cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, thực hiện chính sách đối với cán bộ; chưa mạnh dạn, kiên quyết sắp xếp, bố trí lại công tác đối với những cán bộ năng lực hạn chế, hiệu quả công việc chưa cao.

Ðể tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong công tác đánh giá cán bộ cũng như khắc phục những hạn chế, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện nội dung, tiêu chuẩn, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong từng ngành nghề khác nhau cần xây dựng tiêu chí tương xứng, phù hợp chức năng, nhiệm vụ để đánh giá. Cần xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trên cơ sở kết quả lãnh đạo đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng quy trình đánh giá cán bộ công khai, chặt chẽ, minh bạch, dân chủ. Ðồng thời, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong nhận xét, đánh giá cán bộ. Cần nghiên cứu xây dựng quy định chế tài xử lý nghiêm minh trường hợp cố tình đánh giá không đúng cán bộ.

Ðổi mới phương pháp đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều. Bổ sung quy định trách nhiệm của người tiến cử, của cơ quan tham mưu và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc đề nghị bổ nhiệm và ra quyết định bổ nhiệm cán bộ./.

 

Hồng Nhung

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.