(CMO) Cá khoai thường sống theo khu vực nên việc đánh bắt cũng tập trung ở những khu vực nhất định. Vùng biển thả lưới bắt cá thường cách đất liền khoảng hơn 30 hải lý (vùng nước xanh).
Người dân gom lại một khu vực rộng chừng 4 km2 để đánh cá (cách đánh này người ta thường gọi là đánh hầm). |
Cá thường dính vào buổi sáng sớm nên ngư dân tranh thủ thả lưới từ lúc bình minh. (Ảnh chụp tại cửa biển Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân). |
Lưới bắt cá khoai có dạo dài từ 4,5-5 m. Mỗi chiếc vỏ đánh bắt trang bị từ 1.500-3.000 m lưới. Một số ngư dân có điều kiện thì trang bị ben kéo (một dạng ròng rọc máy để kéo lưới thay cho sức người), bình thường thì phải cần đến 3 người để kéo lưới.
Trong lúc chờ cá dính lưới, ngư dân tranh thủ ăn bữa cơm vội, ngủ giấc trưa để có sức đánh lâu dài. |
Kéo lưới và gỡ cá là công đoạn cực nhất của nghề. |
Mỗi ký cá có giá trung bình từ 60.000-80.000 đồng, lúc trúng mùa thì giá cá có lúc chỉ 30.000-40.000 đồng mỗi ký, lúc hết mùa thì giá cá từ 80.000-90.000 đồng.
Cá phải có trọng lượng từ 6-10 con/kg thì thương lái mới mua giá cao. |
Ngư dân Kim Văn Thẳng, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, cho biết: “Khu vực đánh lưới chỉ rộng chừng 5 km2, tập trung khoảng 30 vỏ lãi hành nghề đánh bắt. Ðánh theo cụm như thế này thì gọi là đánh hầm. Còn các tàu chạy đánh không tập trung thì gọi là đánh cá lẻ. Ðánh lẻ thì đa dạng các loại cá hơn”./.
Huệ Như thực hiện