ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 01:59:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Báo Cà Mau Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Năm 2023, bằng việc lựa chọn nhiều mô hình áp dụng phù hợp với địa phương, huyện Cái Nước đã tổ chức được 104 lớp đào tạo nghề, truyền nghề với 3.838 học viên, đạt 106,61% chỉ tiêu. Trong đó, đào tạo nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) nông thôn mới 12 lớp với 411 học viên; đào tạo theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 10 lớp với 301 học viên; 82 lớp truyền nghề với 3.126 học viên.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, Phòng phối hợp cùng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, Công ty TNHH MTV Thiên Việt Cà Mau, Công ty TNHH MTV Thành Đạt và UBND các xã, thị trấn mở được 4 lớp đào tạo nghề nông thôn với 124 học viên, gồm 2 lớp nuôi trồng thuỷ sản, 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y, 1 lớp chăn nuôi thú y. Ngoài ra, trong năm nay dự kiến tổ chức 12 lớp đào tạo nghề theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững".

Tại xã Thạnh Phú, ngay khi nhận được thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH huyện, xã đã chủ động rà soát các đối tượng có nhu cầu tham gia lớp đào tạo nghề nông thôn. Sau khi rà soát nhu cầu, hoàn cảnh, tình hình thực tế từng gia đình, UBND xã đã phối hợp cùng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau mở lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y với 30 học viên tham gia. Đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Ban tổ chức lớp chọn 1 mô hình, địa điểm thực hiện thuận lợi để học viên dễ dàng đến học. Lớp học diễn ra từ tháng 5-7 vừa qua, trong đó 30% học lý thuyết và 70% thực hành.

Thầy Văn Truyền Thống, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, hướng dẫn cụ thể cho học viên về kỹ thuật chăn nuôi gà.

“Cán bộ xã đều đặn hàng tuần cùng với thầy lên lớp quản lý, rà soát học viên. Lớp học nhằm giúp cho bà con có kiến thức về chăn nuôi, từ đó thực hiện mô hình đạt hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững”, ông Nguyễn Văn Quyền, cán bộ phụ trách Văn hóa xã Thạnh Phú, cho biết. 

Thầy Văn Truyền Thống, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, thông tin: “Thường thì đầu năm, phía trường và xã có chương trình phối hợp đào tạo, phần lớn là đào tạo theo chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Học viên là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Lớp học giúp bà con có thêm kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi để sau khi học xong có thể áp dụng, tăng thêm thu nhập, từ đó phát triển kinh tế. Với ý nghĩa này, giáo viên của trường giảng dạy rất tâm huyết, đó là dạy làm sao thật kỹ, thật sát, thật dễ hiểu để bà con dễ tiếp cận, sau này áp dụng thực hiện sản xuất có hiệu quả cao nhất”.  

Là hộ mới thoát nghèo tham gia lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y, ông Nguyễn Văn Nghĩa (bên phải), ấp Phấn Thành, xã Thạnh Phú, nắm được nhiều kiến thức chăn nuôi mới, có hiệu quả hơn so với cách nuôi truyền thống.

Tham gia lớp học, được hướng dẫn các quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà, ông Nguyễn Văn Nghĩa, ấp Phấn Thành, xã Thạnh Phú, cùng với 29 học viên của lớp đã có thêm nhiều kiến thức chăn nuôi mới, khác hẳn với cách chăn nuôi truyền thống không hiệu quả. Ông Nghĩa cập nhật thêm kiến thức mới về kỹ thuật chăn nuôi hiện nay, quy trình xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc, phòng ngừa và nhận biết các bệnh thường gặp ở gà.

Ông Nghĩa chia sẻ: “Thầy giáo tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho học viên. Thời gian lớp học không dài, không như học chính quy, nhưng cũng giúp cho bà con biết sơ cấp về chăn nuôi, nhất là về phòng bệnh cho vật nuôi”.

Dự án đào tạo nghề nông thôn nằm trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững sẽ giúp cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có được điều kiện thuận lợi sản xuất. Từ những kiến thức được cập nhật, bà con sẽ áp dụng phù hợp, phát triển kinh tế cho gia đình mình, định hướng ổn định cuộc sống trong thời gian tới./.

 

Hằng My

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Tổ chức lớp dạy nghề cho trẻ khuyết tật và mồ côi

Sáng nay (14/8), Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) kết hợp với Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Hoà Minh Q, Viện đào tạo nghề Hòa Minh khai giảng lớp kỹ thuật làm nước rửa chén cho 18 trẻ đang học tập và nuôi dạy tại Trung tâm. Theo đó, lớp học sẽ diễn ra trong 1 tháng.

Ðào tạo nghề gắn với thực tiễn

Trong năm 2024, kế hoạch giáo dục và đào tạo nghề bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt về truyền thông, phương thức dạy, các chính sách hỗ trợ người học...

Đảm bảo đầu ra các lớp đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Các lớp đào tạo nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng được tổ chức trên toàn tỉnh. Các lớp học hướng đến việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.

Xu hướng nghề tự do trong giới trẻ

Không gò ép bởi các quy tắc công sở, thoải mái về thời gian, được trải nghiệm thử thách bản thân với những công việc mới... đã đưa nghề tự do trở thành hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người làm nghề tự do không bị giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào, có thể làm bất cứ đâu họ thích.

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.