ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 11:58:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðất lạ hoá quê hương

Báo Cà Mau Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Ngược dòng thời gian từ năm 1978-1982, phong trào xây dựng kinh tế mới đã đưa hàng ngàn người con quê hương miền Bắc về Cà Mau lập thân, lập nghiệp, mang theo niềm tin về tương lai tươi sáng. Họ gắn bó với Nông trường quốc doanh U Minh, Nông trường quốc doanh Sông Ðốc, Nông trường Minh Hà, Hợp tác xã Thời Hưng... góp sức trong công cuộc khai hoang, lập ấp và phát triển kinh tế.

Họ cảm mến và yêu Cà Mau như cách họ yêu quê hương, yêu người thân của mình. Tình cảm ấy không ngừng lớn mạnh, tiếp nối. Theo thời gian, trên đất này hình thành nên những khu dân cư tiêu biểu như làng đại học ở xã Khánh Bình Tây Bắc, xóm giáo viên xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời); Xóm Huế khá giả ở xã Ngọc Chánh (huyện Ðầm Dơi); xóm nhà tường ở nỗng Huế Giữa của xã Thới Bình (huyện Thới Bình)... và nhiều nhân tố tích cực đang từng ngày góp sức dựng xây.

Ðường về đất nông trường xưa nay được đầu tư mở rộng, tạo đà phát triển kinh tế.

Ðường về đất nông trường xưa nay được đầu tư mở rộng, tạo đà phát triển kinh tế.

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, có 14 ấp thì trong đó có 5 ấp tập trung đông bà con miền Bắc, tương ứng với các Ðội sản xuất của Nông trường quốc doanh U Minh ngày ấy. Ông Lê Mạnh Hà, Bí thư Chi bộ Ấp 1, chia sẻ: “Cha tôi quê Phú Yên, còn mẹ là người Nghệ An, cùng tham gia tập kết ở Hải Phòng. Khi đến Cà Mau, một vùng đất hoàn toàn xa lạ, xung quanh toàn rừng rậm, lau sậy, nhưng ông bà không hề nản chí, bảo ban các con không được sờn lòng, vì ở đâu trên đất nước này cũng đều là quê hương”.

Xã Trần Hợi có 5 bí thư chi bộ ấp là người con của miền Bắc, góp phần quan trọng cho hành trình phát triển quê hương. (Trong ảnh: Ông Lê Mạnh Hà, Bí thư Chi bộ Ấp 1, kể với các cháu về tình đất, tình người Cà Mau, để tiếp nối dựng xây).

Xã Trần Hợi có 5 bí thư chi bộ ấp là người con của miền Bắc, góp phần quan trọng cho hành trình phát triển quê hương. (Trong ảnh: Ông Lê Mạnh Hà, Bí thư Chi bộ Ấp 1, kể với các cháu về tình đất, tình người Cà Mau, để tiếp nối dựng xây).

Từ Ðội trưởng Ðội sản xuất của Nông trường, sau giải thể năm 2004, ông Hà nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ ấp cho đến nay. Ðiều ông Hà tâm đắc nhất là dân xứ này đoàn kết một lòng và chịu khó chăm lo chuyện học hành cho con cháu. Ông Hà phấn khởi: “Hiện trong ấp có 157 người có bằng thạc sĩ, đại học, cao đẳng, tham gia công tác ở nhiều ngành nghề, đông nhất là giáo viên. Như nhà ông Ðoàn Ðức Ðại có 9 người làm giáo viên, nhà bà Nguyễn Thị Liên có 6 người làm giáo viên; còn nhà tôi có 2 con gái là giáo viên”.

Nguyên nhân nơi đây có đông giáo viên là do từng rất hiếm giáo viên. Ông Ðoàn Ðức Ðại hồi nhớ: “Tôi đến đây năm 1978, vùng này chưa có trường học, chúng tôi cùng người dân đốn lá, chặt cây, đóng bàn... dựng nên ngôi trường đầu tiên mang tên Trường Nông trường U Minh, lớp học chưa được 10 học sinh. Cán bộ Nông trường đi học lớp Sư phạm cấp tốc về làm giáo viên, dạy hết cấp 1, mới có học sinh cấp 2, cấp 3. Thế nên, mỗi gia đình đều định hướng các con mình học ngành sư phạm để phục vụ quê hương”.

Ảnh: HUỲNH LÂM

Ảnh: HUỲNH LÂM

Sống chan hoà trên xứ sở Cà Mau, những người con đất Bắc chuyên tâm lao động, sản xuất, nỗ lực vươn lên, hầu hết đều có cuộc sống ấm no, khá giàu. Ông Huỳnh Tấn Ngọc, Bí thư Chi bộ Ấp 2, bộc bạch: “Ấp có 70% dân cư miền ngoài. 6 năm qua ấp không còn hộ nghèo, cận nghèo. Trước đây, những hộ làm công nhân cho Nông trường đều được cấp đất (ngang 20 m, dài 100 m), để an cư lạc nghiệp. Có được đời sống khởi sắc như hôm nay, chúng tôi ghi lòng tạc dạ tình đất, tình người nơi đây đã cưu mang, chở che những người xa quê”.

Trần Hợi là xã thuần nông, chuyên canh lúa - cá - màu. Bà con nơi đây hết sức coi trọng giá trị của đất, mùa nào cũng có cây trồng, vật nuôi phù hợp, gia tăng giá trị huê lợi trên cùng diện tích. Tiêu biểu có mô hình đưa màu xuống ruộng ở Ấp 5.

Bà con xã Trần Hợi hết sức coi trọng giá trị của đất, mùa nào cũng có cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Bà con xã Trần Hợi hết sức coi trọng giá trị của đất, mùa nào cũng có cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Ông Trần Văn Khám, Bí thư Chi bộ Ấp 5, chia sẻ: “Hồi đó, nhiều người đến rồi lần lượt ra đi, nhưng gia đình tôi quyết bám trụ, với niềm tin đất sẽ không phụ mình. Nếu như năm 2013, ấp có 6 hộ đưa màu xuống ruộng thì nay có 61 hộ, với diện tích 70 ha, lợi nhuận từ 40-60 triệu đồng/ha. Từ hiệu quả mang lại, mô hình này được nhân rộng, các ấp lân cận áp dụng thành công”.

Xuân này, về xứ Nông trường xưa, vụ lúa đông xuân đang vào mùa thu hoạch. Ngoài lúa, bà con còn chăm sóc rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi... Ðiều đó không khó hiểu vì sao nơi đây ngày càng có nhiều căn nhà khang trang, tô điểm diện mạo quê hương sung túc, đẹp giàu.

 

Mộng Thường

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.