ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 22:23:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đầu năm vãn cảnh chùa

Báo Cà Mau (CMO) Đầu năm cùng mẹ và các em, cháu đi chùa. Mẹ bảo, đi chùa không phải chỉ cầu cho gia đạo mà còn cầu quốc thái dân an; đi chùa sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái.

Thì đi!

Mùng 7 Tết, tìm cả ngày mới được 1 chiếc xe 7 chỗ. Bác tài bảo, Tết xe “hút” lắm, không sao, có trẻ em thì 8, 9 người cứ “ém” vào đi được hết.

Sau khi ghé thắp nhang cho người thân tại Nghĩa trang Bạc Liêu, điểm tiếp theo gia đình đến là Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải (Nhà Mát, Bạc Liêu). Mới hơn 9 giờ mà lượng người, xe đông kinh khủng. Cảnh sát giao thông chặn không cho xe vào, yêu cầu đậu lại bên đường. Bác tài bảo, không còn cách nào khác, phải xuống lội bộ hoặc đi xe ôm. Vừa bước khỏi xe, cả chục chiếc xe ôm trờ tới. Và cứ mỗi người 10.000 đồng, 1 xe chở 2 khách thẳng tiến (qua cầu, vào đến cổng khoảng non cây số).

Đến cổng đã thấy cảnh người đông như kiến. Từ cổng vào trong Phật đài, con đường dài cả trăm mét, ngang mấy mét nhưng kẻ ra, người vào ken nhau dày đặc. Sân lễ ngày nào rộng mênh mông, giờ kín người. Vì lượng người đông, lễ vật nhiều nên trên bệ thờ không còn chỗ, mạnh ai nấy bày hoa quả, lễ vật tại nơi mình đứng rồi thắp nhang khấn vái và cặm nhang tại nơi đó.

Cảnh tượng hết sức hỗn độn, xô bồ và không an toàn, bởi tình trạng chen chúc, giẫm đạp lên vật cúng, hoặc bị những cây nhang nghi ngút khói cháy quần, phỏng chân (đối với những bà, cô mặc váy). Loa của nhà chùa thì luôn phát ra thông tin cảnh báo việc móc túi, cướp giật.

Gia đình tôi quyết định không thắp nhang, chỉ chắp tay khấn nguyện (với an ủi: quan trọng ở tấm lòng) rồi nhanh chóng “rút lui”. Giữa đường, thấy nhiều người vây quanh một phụ nữ đang khóc lóc. Thì ra chị ấy vừa bị giật sợi dây chuyền vàng. Ra đến cổng, thấy mấy chục chiếc xe ôm chen nhau bắt khách. Có một giọng mời mọc từ phía sau lưng: “Đi tiếp già này đi cô ơi!”. Quay lại, thấy một bác xe ôm tuổi trạc 60, vẻ mặt cầu khẩn. Vậy là lên xe bác chở.

Trên đường đi, tranh thủ “khai thác” được một số thông tin: Từ mùng 4 Tết, do lượng khách quá đông nên khoảng 9 giờ sáng là xe 4 bánh bị cấm vào. Đây cũng là cơ hội để cánh xe ôm “cải thiện”. Mỗi ngày có đến vài trăm chiếc xe ôm hoạt động. “Cánh thanh niên khoẻ, giành khách giỏi, mỗi ngày kiếm cả triệu đồng trở lên. Tôi già, chen không lợi, với lại xe cũ nên mỗi ngày chỉ kiếm được 300.000-400.000 đồng”, bác xe ôm bảo.

Hỏi, mỗi xe chở 3, thậm chí 4 (nếu có trẻ em), lại không đội nón bảo hiểm, không sợ cảnh sát giao thông bắt à; có xảy ra vụ tai nạn nào chưa? Bác xe ôm bảo, cảnh sát giao thông làm ngơ. Còn về tai nạn, cũng có nhiều vụ va quẹt, hên - xui. Nhưng đội nón bảo hiểm khách hay quên trả, chủ xe quên nữa là mất nón. “Mà đội nón bảo hiểm mất thời gian lắm, khách lên là chạy nhanh tới chỗ để còn bắt khách chuyến trở lại”, bác nói.

Mới ghé điểm tham quan đầu mà đã thấy thối chí. Ngồi trên xe để đi điểm tiếp theo mà lòng cứ thắc mắc, băn khoăn. Theo lời bác xe ôm, Tết năm nào cũng đông khách, mà không chỉ Tết, những ngày lễ lớn, khách đến viếng Phật bà Nam Hải cũng rất đông, vậy sao không tổ chức cho có nền nếp, từ nơi cúng bái đến việc vận chuyển khách vào? Đi chùa để gạt bỏ sân si, để cầu an mà phải đi trong tình cảnh như thế thì liệu có an toàn, tâm có tĩnh?

May mà ghé ngôi chùa tiếp theo, cảnh bát nháo như thế không xảy ra. Đó là chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng). Người dân cho biết, ngôi chùa ra đời cách đây hơn 200 năm, ban đầu được cất bằng lá, sau nhiều lần tu sửa, năm 1968, chùa được xây dựng lại công phu như ngày nay. Quá trình thi công do hết tiền không đủ phần trang trí, các sư nảy ra ý tưởng dùng gạch men, chen lẫn chén, tô, dĩa kiểu quyên góp trong dân để trang trí. Nhờ vậy, ngôi chùa được hoàn thành và mang nét đặc sắc riêng. Cái tên chùa Chén Kiểu cũng từ đó ra đời.

Khách tham quan, chiêm bái tại chánh điện chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng.

Hiện tại chùa còn lưu giữ 1 bộ bàn và 2 chiếc giường của Công tử Bạc Liêu được làm bằng gỗ sưa có cẩn xà cừ, trị giá hàng chục tỷ đồng. 2 chiếc giường rất đặc biệt, 1 giường nóng (bề mặt lát bằng gỗ giáng hương) dùng vào mùa lạnh, 1 giường lạnh (bề mặt bằng đá cẩm thạch) dùng vào mùa nóng. Tất cả được chùa mua lại từ năm 1947.

Hai bên đường vào chùa, người dân bày bán rất nhiều nông sản thực phẩm, đồ lưu niệm, đặc biệt là chao môn và củ hành tím, đặc trưng của xứ sở Sóc Trăng. Một chị bán hàng cho biết, thường vào dịp lễ lớn của người Khmer, bà con đến hành lễ rất đông và vui nhộn. Còn dịp Tết của người Việt hay ngày thường, chủ yếu là khách thập phương đến tham quan.

Ấn tượng nhất là khi tham quan chùa Phật Học 2. Chùa toạ lạc tại khu đất rộng hàng chục héc-ta, thuộc TP. Sóc Trăng. Chùa được xây dựng vào năm 2009, đến nay vẫn chưa hoàn thiện, khu chánh điện đang trong giai đoạn thi công. Các Phật tử cho biết, đây là cơ sở 2 của chùa Phật Học Sóc Trăng do Đại đức Thích Huệ Nghiêm trụ trì. Nguồn tiền xây dựng cơ sở này do sư trụ trì vận động người chị ở nước ngoài tài trợ; ngoài ra còn có các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp.

Hiện tại, ngoài các nơi thờ tự, chùa Phật Học 2 còn có 1 phòng khám bệnh, hốt thuốc nam từ thiện cho người dân, 1 khu nuôi dưỡng hơn 20 trẻ mồ côi và khu nuôi dưỡng người già neo đơn với hơn 60 người.

Mặc dù người đông nhưng nơi đây không xảy ra cảnh bát nháo. Khách vào chùa còn được đãi bún chay miễn phí. Theo các Phật tử làm ở bếp ăn, từ mùng 4 đến mùng 6, mỗi ngày chùa mua 1.000 kg bún mới đủ phục vụ. Từ mùng 7 đến mùng 8, chùa mua hơn 400 kg mỗi ngày.

Ngoài các tượng Phật được bố trí rải rác trong khuôn viên, phía sau các dãy nhà chức năng là một khu vườn rộng được thiết kế sinh động với nhiều cụm tượng, nhiều cảnh trí khác nhau và được lồng vào đó nhiều câu thơ, câu nói ý nghĩa. Mỗi cụm tượng, cảnh trí là một câu chuyện, chẳng hạn cụm tượng về câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông; cụm tượng câu chuyện Cây tre trăm đốt và nhiều câu chuyện khác. Những câu chuyện mang triết lý nhân sinh ở đời, hướng con người đến điều thiện, lẽ phải...

Một điểm ấn tượng nữa là nơi đây còn có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm và tượng các anh hùng, danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… Điều này thể hiện sự gắn kết Phật pháp và dân tộc, mang tính giáo dục cao mà không phải chùa nào cũng có.

Rảo bước trong khuôn viên chùa, nhẩn nha thưởng ngoạn cảnh vật, thấy lòng thật thư thái. Trên đường về, cứ tự cười mình. Nếu như vì điểm tham quan đầu tiên mà bất mãn quay về thì đâu có được những trải nghiệm thú vị ở chùa Chén Kiểu hay chùa Phật Học 2. Và từ đó cũng giúp mình nghiệm ra, cuộc sống luôn đầy những sắc màu. Không vì một biểu hiện mà đánh đồng tất cả. Phải nhìn con người, sự vật, hiện tượng dù lớn hay nhỏ, chi tiết hay tổng thể bằng nhiều góc độ khác nhau thì mới mong có được những nhận định khách quan và thấu đáo.

Trang Thăm

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.