ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 18:33:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðâu phải “nghề thảm đỏ”

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 5/2/1985, Ban Bí thư Trung ương Ðảng quyết định lấy ngày 21/6 hàng năm là ngày Báo chí Việt Nam. Ðến ngày 21/6/2000, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ðã 96 năm lịch sử nghề báo, 21 năm nghề được chính thức vinh danh là nghề giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc, chỉ rõ phương hướng đấu tranh của Nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Từ đó, mỗi tháng 6, người làm báo lại có dịp soi rọi lại trách nhiệm xã hội, mối quan hệ với công chúng của mình dưới sự lãnh đạo của Ðảng để làm nền tảng phấn đấu.

Tháng 6 năm nay có lẽ là ngày kỷ niệm nghề đáng nhớ nhất khi người làm báo quê tôi nói riêng cũng đang chung tuyến đầu cùng các lực lượng căng mình phòng chống dịch Covid-19. Và vì sự an toàn, ngày truyền thống lần thứ 96 không tổ chức họp mặt như thường niên.

Ôn lại truyền thống nghề, học hỏi kinh nghiệm nghề từ những thế hệ nhà báo tiền bối, càng cảm nhận được không khí hoạt động báo chí ở vùng đất cuối trời Nam luôn sôi động và căng tràn sức cống hiến. Nhiều câu chuyện vui trên bước đường đến với nghề của đồng nghiệp là những bài học chân thật, những "quyển nhật ký sống” năng động, góp phần cùng sự phát triển của nghề.

Ly kỳ thay đường đến nghề của những người làm báo ở Cà Mau, có người đến với nghề báo bất chợt bằng hành động “nghĩa hiệp” khi dám trực diện đấu tranh với vị chủ quán cà phê nhằm bênh vực cậu bé bán vé số. Ðó là chàng sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, ôm hồ sơ tìm việc khắp vùng đồng bằng; hay còn là những kỹ sư nông nghiệp - thuỷ sản; những bóng hồng trên bục giảng ngành sư phạm và có cả những hướng dẫn viên du lịch...Trên bước đồng hành cùng đồng nghiệp, chợt nhận ra có nhiều ngã rẽ để dẫn bước vào nghề báo. Song, dù ở trường hợp nào thì một nhà báo chân chính cũng không thể sống với nghề nếu không có đam mê.

Phóng viên báo Cà Mau kịp thời có mặt thông tin các sự kiện trên vùng biển Tây Nam.

Làm báo, nghề được nói, được nghĩ, được viết, được thể hiện những sự kiện, vụ việc trong đời sống xã hội, nhưng vấn đề là nói khi nào, viết ra sao, thể hiện bằng cách nào phù hợp mới là gốc vấn đề. Luận về nghề, nhiều người (nghề khác) thường nghĩ viết báo là nghề sang, nhẹ nhàng, sung sướng. Nhưng thật ra, ít ai biết viết báo là việc lao động khó khăn, vất vả, vì để có một bài báo hay, tự thân người viết phải đầu tư rất nhiều tâm lực và trí lực.

Nhà báo Trần Quốc Tuấn (Trần Tuấn), Phó trưởng phòng Thời sự  - Chuyên đề, Ðài PT-TH Cà Mau, tâm sự: "Ðể có tập phóng sự phục vụ các sự kiện lớn của quê hương, anh em làm nghề ở đài phải trải qua nhiều công đoạn: kịch bản, quay phim, lời bình, dựng hình..., cả việc phải điều chỉnh khi ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp chỉnh sửa. Cũng có khi, những đoạn tin thời sự nóng được phóng viên chuyển về cận giờ phát sóng. Nhưng vì tin mang nội hàm của tầm ảnh hưởng đến công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành nên phải biên tập gấp, dựng hình gấp để kịp hoàn thiện rồi phát ngay. Những lúc ấy, ngồi xem lại chương trình mà hồi hộp, nhất là khi đang ngồi xem chương trình phát sóng nhưng nhận điện thoại của lãnh đạo!”.

Thực tế đã minh chứng, làm báo mà thiếu tự tin, không mạnh dạn, ít xông xáo thì khó mà thành công. Ngoài năng lực công tác, nghề báo đòi hỏi rất cao về đạo đức, nhân cách người làm báo. Trung thực, thẳng thắn, nói đúng, viết đúng sự thật và khách quan là những tố chất cực kỳ quan trọng đối với nghề. Bác Hồ đã dạy: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần viết, cần nói, chớ viết càn”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”... Những lời răn dạy ấy ngắn gọn, súc tích nhưng thực sự trở thành kim chỉ nam cho nghề cầm bút.

Phóng viên báo Cà Mau không ngại khó ghi lại hình ảnh, thiệt hại mùa vụ năm 2020 ở xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời.

Cũng có những luận điệu cho rằng nghề báo “lắm câu mâu”. Nhưng họ đâu biết rằng, vai trò của báo chí là phải giám sát và phản biện xã hội, hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ, làm đẹp xã hội. Nhưng chỉ thực sự làm đẹp khi nhà báo đấu tranh trên tinh thần xây dựng và truyền cảm hứng cho nhân vật trong tác phẩm của mình.

Ông Nguyễn Ðức Tiến, Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội HÐND tỉnh Cà Mau, nhận định: “Qua theo dõi thông tin của báo chí Cà Mau, điều nhận thấy đầu tiên là lực lượng làm báo đã có sự thay đổi và tiến bộ nhất định. Nhất là tính chuyên nghiệp thông qua những đề tài, nội dung bài, loạt bài phản ánh vừa mang tính chiến đấu, vừa đảm bảo tính xây dựng, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân và cử tri. Báo vừa chuyển tải thông tin kịp thời, vừa phục vụ sinh hoạt chính trị chung, tạo tính thống nhất trong nhận thức, tuyên truyền, góp phần chấn chỉnh những thông tin sai sự thật, mang tính chất xuyên tạc. Là kênh chính thống mang rõ tính chất truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Cà Mau. Cũng thông qua báo chí, công tác giám sát của HÐND các cấp thuận lợi hơn vì những thông tin cởi mở và định hướng”.

Có thể nói rằng, chưa bao giờ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo lại được nhắc đến nhiều như mấy năm gần đây. Người chiến sĩ cầm bút vẫn được coi là người xung kích trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, tạo nên dư luận, định hướng dư luận. “Vai trò của người làm báo ở Cà Mau nói riêng được đánh giá rất cao, do vậy, trách nhiệm của họ càng nặng nề trước Nhân dân và các cấp lãnh đạo”, ông Tiến khảng khái.

Song, vai trò quan trọng, ngành nghề nhạy cảm cũng là lời nhắc nhở để mỗi nhà báo, phóng viên thẳng thắn nhìn rõ những góc khuất của nghề, đấu tranh và vững lòng hơn trước những cám dỗ, sống xứng đáng với nghề, không phụ niềm tin của mọi người. “Viết báo là nghề cao quý, những người làm báo chân chính luôn được xã hội kính trọng, song, để trở thành nhà báo có tên tuổi thì quả thật không dễ, dù đó là khát vọng mà bất cứ nhà báo chân chính nào cũng hướng tới”, Nhà báo Trần Tuấn chia sẻ.

Ðúng là nghề không phải là hoa hồng và càng không phải được đón nhận bằng thảm đỏ. Ở một góc độ khác, nghề báo như lò lửa rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ người làm báo. Trong lò lửa ấy, họ chẳng những không bị thiêu cháy mà còn được rèn luyện để trưởng thành hơn./.

 

Phong Phú

 

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).