ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 12-12-24 14:29:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Báo Cà Mau ...Toàn huyện Trần Văn Thời hiện có hơn 2.300 phương tiện khai thác thuỷ sản; trong đó phương tiện trên 90 CV gần 1.100 chiếc, chủ yếu tập trung tại thị trấn Sông Ðốc, đáp ứng yêu cầu khai thác xa bờ và dài ngày trên biển, gắn với bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển, đảo. Có nhiều nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng, nhất là nhà máy chế biến, đông lạnh, đóng tàu… Tổng sản lượng thuỷ sản của huyện (giai đoạn 2010-2015) bình quân hằng năm đạt hơn 135.000 tấn; trong đó có hơn 16.000 tấn tôm, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.

...Toàn huyện Trần Văn Thời hiện có hơn 2.300 phương tiện khai thác thuỷ sản; trong đó phương tiện trên 90 CV gần 1.100 chiếc, chủ yếu tập trung tại thị trấn Sông Ðốc, đáp ứng yêu cầu khai thác xa bờ và dài ngày trên biển, gắn với bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển, đảo. Có nhiều nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng, nhất là nhà máy chế biến, đông lạnh, đóng tàu… Tổng sản lượng thuỷ sản của huyện (giai đoạn 2010-2015) bình quân hằng năm đạt hơn 135.000 tấn; trong đó có hơn 16.000 tấn tôm, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.

Ðể đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong những năm tiếp theo, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện và khắc phục có hiệu quả những khó khăn, hạn chế, Ðảng bộ huyện Trần Văn Thời quyết tâm phấn đấu đưa kinh tế biển của huyện luôn giữ vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà không ngừng phát triển. Trong những năm tới, Ðảng bộ huyện sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, quy hoạch, xây dựng các cụm kinh tế biển ở các xã, thị trấn ven biển. Ðây sẽ là điều kiện cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cứu hộ, cứu nạn và phát triển du lịch biển, đảo. Ðề xuất quy hoạch lại khu neo đậu tránh, trú bão tại thị trấn Sông Ðốc theo trục Bắc - Nam; đồng thời, phát triển du lịch khám phá biển, đảo, xây dựng các khu nghỉ dưỡng lấn biển, hệ thống nhà hàng, khách sạn cao cấp để thu hút ngày càng đông các nhà đầu tư, khách tham quan, du lịch. Quan tâm xây dựng nhà ở xã hội cho ngư dân có thu nhập thấp.

Tiếp tục nâng cao năng lực, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển theo hướng vươn ra khơi, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền an ninh biển, đảo. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; có kế hoạch sắp xếp, chuyển đổi các nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ sang các nghề có hiệu quả, phù hợp với năng lực, điều kiện của ngư dân; tuyên truyền và vận động ngư dân chấp hành tốt các quy định về đánh bắt, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; đồng thời quan tâm thực hiện các giải pháp về tái tạo nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.

Mở rộng nuôi các loài thuỷ sản phù hợp, chú trọng phát triển nuôi cá lồng bè ở Hòn Chuối, Hòn Ðá Bạc và những loài thuỷ sản nước cạn ven biển. Ðiều tra, quy hoạch phát triển nuôi một số loài thuỷ sản phù hợp ở ven biển và cửa sông, đầm để tạo việc làm mới cho ngư dân, nhất là các chủ phương tiện đang làm nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Tích cực phối hợp với các cơ quan cấp trên triển khai xây dựng Hòn Chuối thành đảo Thanh Niên theo Quyết định số 186/QÐ-TTg, ngày 24/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như: gia công cá khô, vá lưới, làm mắm… thu hút lao động, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân trong vùng.

Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đảo Hòn Chuối làm điểm trung chuyển dịch vụ hậu cần nghề cá, nâng cao về chất lượng và quy mô nhằm phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa đảo với đất liền và cho tàu thuyền trú đậu, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đánh bắt, tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân. Quan tâm đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm, hướng mạnh xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thêm số tàu làm dịch vụ trên biển, đảm bảo cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm và thu mua sản phẩm của ngư dân.

Bên cạnh đó, tích cực huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về chiến lược biển, đảo phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế biển; nguồn vốn của các nhà đầu tư để xây dựng hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng thiết yếu như: cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, phát triển đội tàu vận tải, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp trên địa bàn, xin chủ trương sớm triển khai xây dựng cầu nối 2 bờ sông Ông Ðốc, đấu nối với tuyến lộ bờ Nam, tạo thuận lợi đáng kể vận chuyển hàng hoá, giảm chi phí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

Phát huy nguồn lực tại chỗ và thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương, nhất là đầu tư khai thác, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, nhà máy chế biến thuỷ sản công nghệ hiện đại, phục vụ xuất khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống thuỷ sản…

Ngoài ra, huyện sẽ đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học - công nghệ về quản lý và phát triển kỹ thuật khai thác, đánh bắt theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển, đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển. Nghiên cứu thực hiện và hoàn thiện các mô hình, hỗ trợ ngư dân trong khai thác. Ðặc biệt là nguồn vốn để thực hiện các mô hình, đem lại sản lượng và lợi nhuận cao trong đánh bắt, từ đó nhân rộng để áp dụng.

Song song xây dựng, củng cố, phát huy lực lượng dân quân biển, vừa khai thác vừa góp phần bảo vệ ngư dân đánh bắt, bảo vệ chủ quyền trên vùng biển, đảo. Củng cố, phát triển các hợp tác xã khai thác biển và phát huy kịp thời những hộ sản xuất, khai thác biển giỏi, thi đua làm giàu chính đáng từ biển, có những sáng kiến mới trong khai thác, đánh bắt và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, mang lại hiệu quả cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các nghề cấm, kết hợp công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ hải sản, đảm bảo sự cân bằng môi trường sinh thái, phát triển theo hướng bền vững.

Cùng với đó, huyện tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân khai thác thuỷ sản gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; không hợp tác khai thác trái phép với các nước; không vi phạm vùng biển nước ngoài. Xem đây là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả thệ thống chính trị, nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về mục tiêu chiến lược biển, đảo.Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho ngư dân về kỹ thuật, kinh nghiệm khai thác, phương án phòng tránh lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và các quy định trong khai thác, những vùng chồng lấn… để ngư dân hiểu, thực hiện tốt hơn. Tiếp tục đào tạo, thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản về địa phương công tác.

Ðể thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Trần Văn Thời nói riêng đến năm 2020 theo Nghị quyết Ðại hội XV Ðảng bộ tỉnh, huyện rất cần được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên như: Ðẩy nhanh thực hiện khu công nghiệp bờ Nam Sông Ðốc và xây dựng cầu nối liền sông Ông Ðốc, nhằm tạo thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hoá; Nâng cấp, phát huy hiệu quả Cảng cá Sông Ðốc và quy hoạch lại khu neo đậu tránh, trú bão tại thị trấn Sông Ðốc theo hướng Bắc - Nam cũng như triển khai nâng cấp và mở rộng tuyến bờ Bắc Sông Ðốc (Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Ðốc), tạo điều kiện cho kinh tế vùng biển Tây tiếp tục phát triển năng động và bền vững;

Sớm chia tách địa giới hành chính, thành lập thị xã Sông Ðốc để đầu tư xây dựng Sông Ðốc thành một trung tâm đa năng, tổng hợp, đô thị bến cảng có quy mô đánh bắt lớn nhất ÐBSCL, xứng tầm là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau; Có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác ven bờ làm thiệt hại đến nguồn lợi thuỷ sản sang ngành nghề khác có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của ngư dân; Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp đê biển Tây để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, triều cường, nước biển dâng, chống xói lở và gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh - quốc phòng trong tình hình mới./.

Trích tham luận của Ðoàn đại biểu Ðảng bộ huyện Trần Văn Thời

Sở Tài chính hội nghị công bố quyết định công tác cán bộ

Chiều 4/12, Đảng uỷ Sở Tài chính tổ chức hội nghị công bố quyết định công tác cán bộ tại đơn vị.

”Chi bộ 4 tốt” trong trường học

Trong 10 năm qua, Chi bộ Trường THPT Quách Văn Phẩm (xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi) luôn được đánh giá, xếp loại mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 5 lần được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng năm 2023, Chi bộ nhà trường được Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và “Chi bộ 4 tốt”.

Xây dựng tinh thần phục vụ Nhân dân của thanh niên

Tinh thần phụng sự Tổ quốc và phục vụ Nhân dân không chỉ là trách nhiệm, mà còn là giá trị văn hoá, đặt nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Với vai trò là lực lượng hậu bị của Ðảng, là lực lượng cách mạng cho đời sau, việc xây dựng tinh thần phục vụ Nhân dân của thanh niên sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Kiên quyết vững bước trên con đường đã chọn

Ðảng Cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của lịch sử. Những thành tựu dưới sự lãnh đạo của Ðảng trong hơn 94 năm qua đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, gần đây trên không gian mạng, các thế lực thù địch không ngừng nêu những quan điểm để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng ta, đòi đa nguyên, đa đảng... Ðó là quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cần đấu tranh phản bác để đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Ðảng ta trên con đường đã lựa chọn.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau

Thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Giải pháp tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau trong tình hình mới”, sáng 28/11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học lần 1 với chủ đề “Vai trò của các chủ thể đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau”.

Hơn 200 trí thức, văn nghệ sĩ được quán triệt Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Ngày 27/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của can bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, cho hơn 200 đảng viên là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong tỉnh.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.