ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 18:22:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dạy nghề cho trẻ khiếm thính

Báo Cà Mau (CMO) Bước vào căn phòng nơi các thành viên của lớp học làm xà phòng đang cắt, gọt, đóng gói sản phẩm, mùi tinh dầu sả phảng phất nhè nhẹ, tạo cảm giác thật thoải mái, dễ chịu, dường như sự mệt mỏi, nóng nực bởi cái nắng gay gắt bị xua tan đi hết đúng như cô Nguyễn Nga, Hiệu trưởng Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật đã giới thiệu.

Căn phòng gần như yên ắng, đôi tay thoăn thoắt của thầy và trò, những gói xà phòng được gói tỉ mỉ trông thật đáng yêu. Lớp dạy làm xà phòng cho trẻ khiếm thính được đưa vào hoạt động chỉ mới hơn 1 tuần, nhưng sản phẩm làm ra của các bạn học sinh thì thành công đến bất ngờ.

Các học sinh khiếm thính đang thực hiện công đoạn đóng gói bánh xà phòng tại lớp học.

Sản phẩm xà phòng tự nhiên “Nhà của thời thanh xuân” đã có thương hiệu và được ưa chuộng tại Đà Lạt từ 4-5 năm nay; đặc biệt là những du khách người nước ngoài, họ rất thích những sản phẩm được làm từ thiên nhiên.

Gần 15 ngày để học hỏi kinh nghiệm chiết xuất tinh dầu và làm bánh xà phòng tại Đà Lạt, cô Nga cùng 2 người đồng nghiệp trở về bắt tay xây dựng lớp dạy làm xà phòng tại trường. Qua hơn 1 tháng xây dựng với nguồn vốn hơn 150 triệu đồng, lớp dạy làm xà phòng của Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật sẵn sàng đi vào hoạt động.

Trong những ngày đầu, khi lắp ráp xong máy, khuôn đúc, các thầy cô bắt đầu sản xuất những mẻ xà phòng đầu tiên tại trường. “Nhìn tưởng chừng như rất dễ nhưng để ra được một mẻ xà phòng đạt chất lượng, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, sản phẩm bị lỗi, rồi khuôn đúc sử dụng không quen, những cục xà phòng méo mó trông không đẹp mắt”, cô Nga cho biết. Vậy là các thầy cô phải cặm cụi, nghiên cứu khắc phục, nhiều đêm ở lại trường đến 11 giờ đêm để tìm giải pháp. Hơn 1 tuần liền vùi mình trong căn phòng, cuối cùng những mẻ xà phòng hoàn thiện được ra đời.

Lớp học nghề làm xà phòng chỉ nhận những em học sinh trên 15 tuổi, đặc biệt chỉ chọn những em có niềm đam mê với công việc và phải có tính kiên trì, tỉ mỉ trong học tập. Bước vào lớp học, mỗi em một việc, thầy cô giáo kèm cặp sát từng công đoạn quy trình, không có tiếng nói, mà chỉ có những khẩu hình, không có ánh mắt mệt mỏi mà chỉ có sự say mê. Các em học sinh học hỏi rất nhanh, có lẽ do không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nên có được sự tập trung cao độ, chỉ thoáng 3-4 ngày các em có thể thành thạo các thao tác cắt, gọt, đóng gói sản phẩm.

“Em rất thích công việc này, nhất là khi được ngồi trong lớp làm xà phòng, mùi hương tinh dầu dễ chịu, giúp tinh thần em thoải mái hơn sau những giờ học tập. Sau khi hoàn thành chương trình cấp 2, em sẽ xin ở lại trường để làm công việc này”, em Nguyễn Kim Cương, học lớp 7, vui vẻ trả lời bằng khẩu hình.

Cô Nguyễn Nga cho biết: "Lớp học xà phòng không chỉ là nơi dạy cho các em cái nghề, mà còn là nơi tạo cho các em việc làm, đây là nơi các em sẽ được làm việc nếu không thể tiếp tục học lên cấp và có mong muốn ở lại trường làm việc”. Bình quân mỗi bánh xà phòng khi bán ra thị trường sẽ có giá 13.000 đồng/gói, do có nguồn gốc tự nhiên nên bước đầu sản phẩm sẽ được bán cho các trường mẫu giáo dành cho trẻ em sử dụng. Trừ đi chi phí mua nguyên liệu, trường sẽ trích ra khoản lời để trả lương cho các em học sinh làm việc tại lớp học nghề.

Ngoài việc sản xuất xà phòng, trường cũng tự sản xuất tinh dầu tự nhiên để dùng làm nguyên liệu. Nếu như phải tốn 110.000 đồng mua 10 ml tinh dầu tự nhiên tại các siêu thị, thì trường đã đi thu gom và mua lá sả tự nhiên về chiết xuất tinh dầu. Tuy nhiên, thời gian đầu, việc thu gom lá sả gặp khó khăn, vì mới bắt đầu làm nên tìm nguồn nguyên liệu ổn định chưa có. Hiện tại việc thu gom lá sả do tất cả thầy cô, nhân viên nhà trường đảm nhiệm, có người tìm mua, có người đi xin người quen, cứ vậy hằng ngày mỗi người góp vài ký. Trước mắt, trường đã tận dụng những khoảnh đất trống để trồng sả, nhưng về lâu dài phải tìm được nguồn thu mua chắc chắn, để có thể ổn định đầu ra sản phẩm.

“Tinh dầu sả rất tốt cho sức khoẻ, nhất là trẻ em và người già, sản phẩm hoàn toàn uống được. Hiện tại, trường sản xuất 2 loại tinh dầu là sả và gừng, mỗi loại tinh dầu có một công dụng khác nhau. Chẳng hạn, tinh dầu sả lợi tiểu, giảm huyết áp; còn tinh dầu gừng trị cảm lạnh. Chỉ cần pha 2-3 giọt vào nước lọc là uống được", cô Nga cho biết.

Hiện tại sản phẩm xà phòng tự nhiên của trường đang chờ kiểm định chất lượng để bán ra thị trường, cô Nga bật mí thương hiệu của sản phẩm sẽ mang tên “Mai Tâm”. “Tôi hy vọng, với ngành nghề mới này, sẽ mở ra một hướng phát triển cho các em học sinh tại trường, cũng như sẽ giúp các em có thể tự nuôi bản thân mình sau này”, cô Nguyễn Nga chia sẻ.

Khánh Phương

mẫu đơn xin việc file word miến phíCách viết đơn xin việc chuyên nghiệp

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.