ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 20:47:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dạy trẻ yêu môi trường từ bậc mầm non

Báo Cà Mau Ðối với trẻ mầm non, việc giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ cấp học đầu đời rất quan trọng, không chỉ để trẻ xây dựng thái độ ứng xử phù hợp với thiên nhiên, biết sống chan hoà với môi trường, mà xa hơn còn là cách để bảo vệ bầu không khí trong lành, khám phá sự tìm tòi với cảnh vật xung quanh, hướng đến giữ gìn lớp học sạch, đẹp và thân thiện.

Cô Nguyễn Thị Hồng Yến, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bông Hồng (Phường 5, TP Cà Mau), thông tin: “Các bài học giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường sống rất đa dạng, có thể xây dựng mọi lúc, mọi nơi, từ các tiết dạy đến giờ chơi, thậm chí trong các giờ ăn. Ðặc biệt, đối với giáo viên, hình thành kỹ năng tái chế rác thải nhựa, tận dụng các vật liệu để làm đồ chơi, đồ dùng học tập được sử dụng thường xuyên trong quá trình gắn bó với nghề, cô và trò cùng nhau tái chế để sử dụng linh hoạt, vừa làm đồ trang trí trong lớp cũng là công cụ dạy học hữu hiệu. Qua đó, không chỉ tiết kiệm được phần kinh phí mua sắm vật tư hằng năm, mà còn được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình từ phụ huynh”.

Ðược biết, hiện nay số lượng đồ dùng, đồ chơi tự làm tại Trường Mẫu giáo Bông Hồng chiếm hơn 60%. Ðể có số lượng phong phú này, ngoài những buổi làm định kỳ dạy các môn học, giáo viên còn tập trung vào những đợt tái chế quy mô, cao điểm phục vụ, hưởng ứng các phong trào, hội thi sáng chế, tái chế đồ dùng học tập của ngành giáo dục.

Thông qua những buổi làm đồ chơi tự tạo không chỉ tiết kiệm kinh phí mua sắm vật tư mà còn rèn cho trẻ thói quen bảo vệ môi trường sống bằng cách tái chế, tái sử dụng những vật liệu bỏ đi, ít dùng. (Ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Bông Hồng)

Với trẻ, các hành động bảo vệ môi trường sống không quá xa lạ, to lớn mà xây dựng bằng ý thức và hành động nhỏ hằng ngày. Tại trường, giáo viên dạy trẻ khi sử dụng điện, nước phải biết tiết kiệm; biết phân loại và vứt rác đúng nơi quy định; trồng và chăm sóc cây xanh; đến giờ ăn không bỏ mứa thức ăn; biết tái sử dụng đồ cũ thay vì mua mới; riêng với những đồ đã qua hoặc ít sử dụng có thể sắp xếp ngăn nắp..., từ những việc làm cụ thể dù nhỏ tuổi nhưng đã hình thành cho trẻ thói quen bảo vệ môi trường.

Cô Huỳnh Thị Vân Phương, giáo viên Trường Mẫu giáo Bông Hồng, phấn khởi: “Là giáo viên dạy trẻ, việc tái chế sử dụng các nguyên vật liệu cũ, bỏ đi để làm đồ dùng, đồ chơi thiết yếu, tôi thấy rất cần thiết. Ðặc biệt, khi làm cùng cô tạo cho trẻ sự hứng thú như một tiết học bổ ích, thông qua đó trẻ biết tạo ra vật dụng hoàn toàn mới từ rác thải, ngoài ra còn rèn cho các em tính tiết kiệm, biết yêu quý và giữ gìn đồ chơi chung. Qua quan sát, so với những loại đồ dùng, đồ chơi có sẵn thì đồ do tự tay trẻ làm trẻ chơi bền và dọn dẹp, để đúng nơi quy định”.

Ðối với những cuộc thi, hội thi làm đồ dùng học tập sáng tạo, chủ đề tự tạo thì giáo viên mầm non rất phấn khởi vì lúc này sẽ tập trung để sáng tạo ra những loại đồ dùng, đồ chơi đa năng, đặc biệt để ứng dụng trong quá trình giảng dạy. Mỗi lần làm sẽ lên ý tưởng, sau đó qua đánh giá nhận xét của ban giám khảo, cộng thêm học tập chia sẻ kinh nghiệm từ những đơn vị khác sẽ giúp giáo viên tích luỹ thêm kiến thức, cách làm hay để vận dụng vào việc dạy trẻ ở lớp. Lưu ý, với những đồ dùng tự tạo là khâu vệ sinh và các mặt phẳng đồ dùng cần được bo góc, không sắc bén để an toàn cho các em. Trong quá trình trẻ tương tác cùng đồ vật, dụng cụ, các cô luôn thông báo là trẻ sẽ không được tiếp xúc với phần miệng, trước và sau giờ chơi đều thực hiện thao tác rửa tay sạch sẽ.

Cô Vũ Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nắng Hồng (Phường 7, TP Cà Mau), chia sẻ: “Thông qua tận dụng tái chế rác thải nhựa để làm đồ dùng, đồ chơi, nhà trường muốn giáo dục cho trẻ hiểu được giá trị của những vật dụng bỏ đi. Thực tế, khi trẻ được tận tay làm đồ dùng hay sáng tạo ra bất kỳ chi tiết nhỏ lại rất phấn khởi, tận hưởng được niềm vui".

Trẻ hào hứng khi cùng cô sáng tạo ra các vật dụng mới bằng những vật liệu cũ. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Nắng Hồng)

“Ở môi trường mầm non sẽ sử dụng vật liệu tái chế để làm ra nhiều vật dụng trang trí cho không gian lớp học, các tiểu cảnh quanh trường, đặc biệt là ứng dụng vào các tiết học trên lớp, các hoạt động góc vui chơi cho trẻ. Trong những buổi có tiết làm thủ công, trẻ sẽ vận dụng tư duy, hiểu biết của mình để sáng tạo, lựa chọn màu sắc cho đồ dùng, những buổi vừa học vừa chơi  trẻ tích cực hợp tác cùng cô, qua đó thêm yêu thích việc đến trường hơn, góp phần vào việc hạn chế rác thải nhựa vào đời sống”, cô Phạm Út Nhỏ, giáo viên Trường Mầm non Nắng Hồng, cho biết thêm./.

 

Nhi Yến

 

Liên kết hữu ích

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.