Nhà ở ven sông trên địa bàn TP Cà Mau tồn tại nhiều năm qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông đường thuỷ, chưa kể đến việc ven sông nội ô thành phố có nguy cơ sạt lở gây hậu quả khôn lường.
Nhà ở ven sông trên địa bàn TP Cà Mau tồn tại nhiều năm qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông đường thuỷ, chưa kể đến việc ven sông nội ô thành phố có nguy cơ sạt lở gây hậu quả khôn lường.
Trước vấn đề bức xúc trên, tỉnh Cà Mau đã lập dự án tổng thể xây dựng bờ kè ven sông gắn với chỉnh trang đô thị có chiều dài các tuyến sông trên 15.000 m, trong đó có hơn 8.900 m tuyến ven sông nội ô có nguy cơ sạt lở cao, hàng ngàn gia đình, xí nghiệp chế biến thuỷ sản xây nhà xưởng ven sông, rác và chất thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp xuống lòng sông, gây ô nhiễm. Dự án với mức đầu tư 887 tỷ đồng và chia thành 3 giai đoạn thực hiện. Theo đó, giai đoạn 1 xây dựng bờ kè 2 bên sông đoạn cầu Cà Mau đến cầu Phan Ngọc Hiển, vốn đầu tư 113 tỷ đồng; giai đoạn 2 xây dựng từ cầu Huỳnh Thúc Kháng đến bến xếp dỡ, với số vốn 450 tỷ đồng và giai đoạn 3 xây dựng đoạn từ chùa Ông Bổn đến Cảng cá Cà Mau, vốn đầu tư 324 tỷ đồng. Bước đầu đã thực hiện giai đoạn 1 xây dựng bờ kè 2 bên sông đoạn cầu Cà Mau đến cầu Phan Ngọc Hiển.
Tuy nhiên, để thực hiện các công trình trên cần có nguồn kinh phí lớn. Ðể dự án sớm hoàn thành, ngành chức năng thành phố đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân phối hợp chống sạt lở, bảo vệ môi trường./.
Nhà ven sông đoạn Gành Hào - cầu Huỳnh Thúc Kháng có nguy cơ sạt lở cao. |
Nhà ven kinh xáng Phụng Hiệp, đoạn cầu Phan Ngọc Hiển đến Cống Cà Mau gây ảnh hưởng dòng chảy, cản trở giao thông thuỷ và thải rác ra sông gây ô nhiễm môi trường. |
Rác thải và nguồn nước nhiễm bẩn hôi thối trên sông đoạn cầu Cà Mau đến cầu Phan Ngọc Hiển. |
Người dân Chợ phường 4 giết mổ gia cầm và sử dụng nguồn nước bẩn dưới sông. |
Người dân sống chung với rác dưới dạ cầu Phan Ngọc Hiển. |
Thanh Quang thực hiện