ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 05:07:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể y, bác sĩ yên tâm công tác

Báo Cà Mau (CMO) “Hiện nay, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất là những khó khăn, thách thức lớn mà Bệnh viện Ða khoa Năm Căn gặp phải. Trong đó, các cơ chế, chính sách đãi ngộ đang là rào cản lớn, đơn vị rất cần được các cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ, để đội ngũ y, bác sĩ yên tâm công tác”, Bác sĩ CKII Tô Văn Mứng, Giám đốc Bệnh viện Ða khoa Năm Căn, cho biết.

Thường trực HÐND huyện Năm Căn khảo sát tình hình hoạt động của Bệnh viện Ða khoa Năm Căn.

Bệnh viện Ða khoa Năm Căn được nâng từ hạng III lên hạng II, trực thuộc Sở Y tế tỉnh vào năm 2019. Khó khăn lớn nhất hiện nay là đơn vị chỉ có 151 biên chế và 18 hợp đồng, so với đề án vị trí việc làm được giao là 297 người và 19 hợp đồng. Trong số này, chỉ có 34 bác sĩ, thiếu 26 người so với đề án. Theo quy định, đơn vị không được hợp đồng chuyên môn mà phải chờ cấp trên tuyển dụng. Trong năm 2022, bệnh viện có kế hoạch tuyển dụng 58 biên chế, nhưng chỉ tuyển được 10 người, trong khi đó, từ năm 2019 đến tháng 6/2022, đã có 45 trường hợp nghỉ việc, trong đó có 14 bác sĩ, 31 viên chức điều dưỡng và một số trường hợp khác.

Ông Ðinh Văn Mừng, Trưởng phòng Hành chính quản trị - Tổ chức cán bộ Bệnh viện Ða khoa Năm Căn, cho biết: “Vấn đề tuyển dụng viên chức, theo quy định, đơn vị không được hợp đồng, nếu như có bác sĩ xin việc thì gởi văn bản lên Sở Y tế. Sau đó, Sở sẽ trình xin chủ trương của UBND tỉnh mới được hợp đồng. Bên cạnh đó, nếu được vào làm việc, một thời gian sau mới được tuyển dụng viên chức. Ðặc biệt, nếu không phải là bác sĩ thì các đối tượng khác như: điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên… không được hợp đồng, trong khi đề án vị trí việc làm đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bệnh viện 220 giường thì phải có 297 biên chế, nhưng trong 2 năm qua chỉ tuyển được 2 bác sĩ. Không chỉ thiếu bác sĩ mà còn thiếu cả điều dưỡng và các lĩnh vực khác: kế toán, tin học, điện...”.

Mặt khác, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, do công suất giường bệnh giảm qua từng năm, nếu như năm 2020, công suất giường bệnh đạt 70,4% thì năm 2021 giảm còn 58% và 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt 43,3%. Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế lạc hậu, chưa kết cấu đủ các yếu tố chi phí, dẫn đến thiếu hụt tài chính.

Theo ông Tô Văn Mứng, hiện nay bệnh viện tự chủ 87,8%, Nhà nước hỗ trợ 12,2% và nguồn thu chủ yếu của đơn vị là bảo hiểm y tế, nên nếu công suất giường bệnh đạt từ 90% trở lên mới đảm bảo hoạt động, đây là vấn đề nan giải. Một khó khăn nữa là giá dịch vụ tính chưa đúng, hiện tại đơn vị chỉ được tính 4/7 yếu tố, bao gồm: thuốc - vật tư, điện - nước, bảo trì trang thiết bị và lương - phụ cấp. Còn 7 yếu tố bao gồm: thuốc - vật tư, điện - nước, xử lý chất thải, duy tu - bảo dưỡng tài sản, lương - phụ cấp, sửa chữa tài sản cố định và chi phí đào tạo - nghiên cứu khoa học. Ðó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiếu hụt tài chính, gây khó khăn cho đơn vị.

“Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội và các cơ sở khám bệnh chưa thống nhất nên còn vướng chi phí bảo biểm y tế từ năm 2018 đến năm 2022, do vượt mức thanh toán (chung cả tỉnh), kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét giải quyết”, ông Tô Văn Mứng đề xuất.

Ðể khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên, trước mắt, Bệnh viện Ða khoa Năm Căn sẽ khai thác triệt để các nguồn thu, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ trong khám, chữa bệnh. Ðồng thời, đổi mới phong cách, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân, thực hiện tốt quy cách ứng xử, tuyển nguồn nhân lực chất lượng, đầu tư trang thiết bị máy móc, sửa chữa cơ sở vật chất, phát triển kỹ thuật mới, nâng cao./.

 

Văn Tưởng

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.