Mục Bàn tròn văn hóa trên trang 2 có bài Đội Thông tin Văn nghệ Khmer tỉnh Cà Mau – Những tín hiệu vui. Bài viết thông tin, mặc dù hạn chế về kinh phí; diễn viên phần nhiều chưa được đào tạo qua trường lớp, thế nhưng 26 cán bộ, diễn viên, nhạc công của Ðội Thông tin Văn nghệ Khmer luôn vượt qua khó khăn hăng say tập dượt, rèn luyện kỹ năng về hát - múa - kịch phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của khán giả, đặc biệt là của đồng bào Khmer trong tỉnh.
Mục Bàn tròn văn hóa trên trang 2 có bài Đội Thông tin Văn nghệ Khmer tỉnh Cà Mau – Những tín hiệu vui. Bài viết thông tin, mặc dù hạn chế về kinh phí; diễn viên phần nhiều chưa được đào tạo qua trường lớp, thế nhưng 26 cán bộ, diễn viên, nhạc công của Ðội Thông tin Văn nghệ Khmer luôn vượt qua khó khăn hăng say tập dượt, rèn luyện kỹ năng về hát - múa - kịch phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của khán giả, đặc biệt là của đồng bào Khmer trong tỉnh.
Đội còn thực hiện nhiều chương trình ca - múa - kịch thu trên Ðài Truyền hình Cần Thơ; chương trình ca múa tổng hợp tiếp đón khách quốc tế; chương trình phối hợp tuyên truyền về biển, đảo và dự Liên hoan Văn hoá, Thể thao, Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ với nhiều giải cao. Năm 2015, đội phấn đấu xây dựng và khôi phục lại 8 chương trình ca - múa - nhạc dân tộc để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người xem và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc với thông điệp “Yêu thương và chia sẻ”, trang 6 đăng tải loạt hình ảnh ghi nhận nghị lực phi thường của bé Ðỗ Thị Ngọc Mãi, 9 tuổi, học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Hài, xã Khánh Hoà, huyện U Minh. Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh, hai cánh tay rất ngắn, không bàn, vỏn vẹn có hai ngón cong vẹo, nhưng Ngọc Mãi sớm rèn tính tự lực, chịu khó học hỏi, mong muốn vươn lên, không chịu thua kém bạn bè. Em tập tành làm việc nhà phụ giúp mẹ, tự lực trong nhiều sinh hoạt và vẫn quyết chí đến trường học tập như các bạn. Một điều đặc biệt là em ra sức rèn luyện để cầm viết và viết chữ rất đẹp bằng chính đôi tay dị tật của mình. Với em, được đi học như bạn bè là niềm hạnh phúc.
Lao là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra; chúng lây lan một cách nhanh chóng từ người này sang người khác qua con đường hô hấp. Vi trùng lao có thể gây ra bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng lao phổi là bệnh thường gặp nhất. Người mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng như: Ho kéo dài trên 3 tuần; gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi đêm; đau ngực, khó thở; ho ra máu… Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3, trang 4 đăng tải các kiến thức tìm hiểu về bệnh lao và những nỗ lực trong công tác phòng, chống lao của tỉnh.
Nó sinh ra thì ba nó cám cảnh nghèo mà bỏ mẹ con nó theo bà nào đó trên phố. Mẹ nó lại hay đau bệnh. Nó có một thằng anh trai lớn hơn 6, 7 tuổi, nay cũng 17, 18 gì đó, bỏ nhà đi làm ăn từ sớm. Dăm ba tháng anh nó về một lần và đưa mẹ ít tiền, thế là mẹ lại khen đáo để. Nó là thằng ít nói, tóc tai mọc cứng lởm chởm, da đen nhẻm, chai sạn, quần áo lúc nào cũng lấm lem bụi hồ, cứ lầm lì chai mặt ra chịu bao trận mắng chửi, xỉ vả... Hôm nào nó cũng đi từ sáng sớm tới tối mịt mới về nhà; len lén nhét những đồng tiền kiếm được vào hũ rồi lăn ra ngủ mê mệt. Ngày nào nó cũng bị mẹ mắng chửi là vô tích sự. Cho đến khi anh nó bị công an bắt, bà mới vỡ lẽ và ân hận… Có người đánh mất đi hạnh phúc của mình vì những định kiến. Đừng nhìn đâu xa, hạnh phúc ở ngay quanh mình, hãy lắng nghe bằng trái tim. Đó là thông điệp của truyện ngắn Hạnh phúc quanh ta, trên trang 8.
Ngoài ra, Báo Cà Mau Cuối tuần, số 2756, phát hành thứ bảy, 21/3/2015, còn nhiều tin, bài về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, giải trí, và nhiều tin, bài trên các lĩnh vực khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.