Đài Truyền hình Việt Nam vừa phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cà Mau tiến hành khảo sát, thực hiện các tập phim tư liệu về Di tích lịch sử cách mạng Hồng Anh Thư Quán và Đầm Thị Tường. Đây là những tập phim thể loại phóng sự, ký sự thuộc chương trình “Khám phá Việt Nam” với thông điệp “không ai, không điều gì bị lãng quên”. Chương trình phát sóng trên VTV1 vào 17 giờ 15 đến 17 giờ 30 các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Thông tin trên trang 2.
Đài Truyền hình Việt Nam vừa phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cà Mau tiến hành khảo sát, thực hiện các tập phim tư liệu về Di tích lịch sử cách mạng Hồng Anh Thư Quán và Đầm Thị Tường. Đây là những tập phim thể loại phóng sự, ký sự thuộc chương trình “Khám phá Việt Nam” với thông điệp “không ai, không điều gì bị lãng quên”. Chương trình phát sóng trên VTV1 vào 17 giờ 15 đến 17 giờ 30 các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Thông tin trên trang 2.
Cũng trên trang 2 có bài Ðờn ca tài tử góp phần xây dựng nếp sống văn minh. Toàn huyện Ngọc Hiển hiện có 60 câu lạc bộ đờn ca tài tử thuộc các ấp, khóm; 7 câu lạc bộ của các xã, thị trấn với trên 1.500 thành viên, sinh hoạt thường xuyên hằng tháng. Ðờn ca tài tử là sân chơi dành cho tất cả các lứa tuổi, đến đây mọi người sẽ có được phút giây thư giãn sau một ngày lao động mệt nhọc. Hằng năm, huyện Ngọc Hiển đều tổ chức các hội thi đờn ca tài tử, một mặt tạo sân chơi, giúp các tài tử được cọ sát thực tế để nâng cao cách diễn đạt trên sân khấu, rèn luyện kỹ năng tiếng đàn, lời ca. Ðồng thời, việc hình thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử ấp, khóm góp phần quan trọng trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
Ông tham gia cách mạng vào những ngày đầu tháng Tám năm 1945. Năm 1960 vào quân đội. Tính đến cuối năm 1965, ông trực tiếp chỉ huy đánh trên 25 trận, làm chìm và làm hư hỏng nặng hơn 30 tàu sắt, tiêu diệt và làm thiệt hại nặng hơn 20 đồn bót với công sự kiên cố của địch. Ông được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Bài Ông Sáu Kham với quá khứ hào hùng, trên trang 3.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, có một lực lượng được giao nhiệm vụ hành quân khẩn cấp ra biển Đông giải phóng Trường Sa. Đó là cán bộ, chiến sĩ Đoàn Đặc công Hải quân 126 – những người được coi là “rái biển” của đại dương. Họ chiến đấu dũng cảm và mưu trí bất chấp mưa bom bão đạn của quân thù với quyết tâm giải phóng Trường Sa, phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc hải trình thần tốc và chiến công oanh liệt giải phóng Trường Sa vẫn im đậm trong lòng cán bộ, chiến sĩ hải quân ngày ấy qua bài Ký ức về giải phóng Trường Sa, trên trang 9.
13 tuổi theo cha ra biển, chỉ để chơi cho biết, nhưng rồi biển cả đã gắn bó cuộc đời chị suốt mất chục năm qua. Không chỉ cầm lái điều khiển ghe biển, chị còn là chủ nhân số 1 nuôi cá bớp ở hòn chuối, thu lãi mỗi vụ hàng tỷ đồng. Chị là Phan Thị Thu Trang, 34 tuổi, quê gốc ở Rạch Giá, Kiên Giang. Bài Bám biển làm giàu, trang 11.
Ngoài ra, Báo Cà Mau Cuối tuần, số 2792, phát hành thứ bảy, 23/5/2015, còn nhiều tin, bài về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, giải trí, và nhiều tin, bài trên các lĩnh vực khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.