Báo Cà Mau số ra hôm nay tập trung đăng tải nhiều bài viết chào mừng Kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015).
Báo Cà Mau số ra hôm nay tập trung đăng tải nhiều bài viết chào mừng Kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015).
Trang 3 có bài Rạng rỡ sự nghiệp của Nhà báo anh hùng Phan Ngọc Hiển. Phan Ngọc Hiển không chỉ là một cán bộ cách mạng tiền bối, một nhà giáo ông còn là một nhà báo tài năng. Ngày còn ngồi ghế nhà trường ở đô thành Sài Gòn, Phan Ngọc Hiển đã sử dụng ngòi bút viết bài in báo chống chế độ bãi khoá của nhà trường, ca ngợi các nhà chí sĩ yêu nước, ca ngợi tinh thần cuộc đưa tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh…Năm 1931, tốt nghiệp Trung học Sư phạm, Phan Ngọc Hiển bị nhà cầm quyền “đày” đến Rạch Gốc, Tân Ân - Mũi Cà Mau, làm thầy giáo dạy học.
Vừa đặt chân tới Rạch Gốc, Phan Ngọc Hiển viết bài và tự tay in rau câu bài viết của mình phân phát những tờ báo có nội dung tiến bộ về Rạch Gốc để giác ngộ cách mạng cho bà con. Trong 70 tác phẩm của Phan Ngọc Hiển in báo Tân Tiến trong năm 1936 có hơn chục tác phẩm “đá động” đến uy danh của những tên cầm quyền thực dân Pháp và bọn tay sai bấy giờ.
Ngòi bút Phan Ngọc Hiển kêu gào về sự khai hoá dân trí, lên án sự dốt nát lu mờ dưới chính sách “ngu dân để trị” của thực dân Pháp. Ðầu thập niên 30, thế kỷ 20, thời kỳ ngôn ngữ Việt Nam còn nghèo nàn, báo chí - văn học Việt Nam còn phôi thai, vậy mà Phan Ngọc Hiển có một sự nghiệp báo chí tiên tiến - một nhà báo đầy tài năng và tâm huyết. Báo chí Phan Ngọc Hiển có sức chiến đấu đầy máu lửa và nghệ thuật báo chí có sức thuyết phục cao. Ðiều làm chúng ta bất ngờ là vào thời điểm đó mà trong hoạt động báo chí của mình, Phan Ngọc Hiển nêu ra tâm huyết và cương lĩnh nghề nghiệp đến bây giờ vẫn còn đầy ắp tính thời sự, tính hiện thực sâu sắc.
Trong những cán bộ ở Tiểu ban Thông tấn Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau thời kháng chiến, chắc hẳn ngày nay còn nhiều người nhớ anh Mười Hiến (Phạm Quang Hiến - Phạm Hiến), từng gắn bó nghề cầm máy ảnh suốt cả chục năm ở Cà Mau…Anh Mười sinh năm 1927, nguyên quán Sài Gòn, tham gia cách mạng và từng bị giặc Pháp bắt giam cầm ở Côn Ðảo. Anh Mười là Uỷ viên Tiểu ban Thông tấn Báo chí phụ trách nhiếp ảnh, bậc thầy về sáng tạo ảnh thời sự - nghệ thuật trắng đen. Nhưng không chỉ đơn thuần nhiếp ảnh, anh còn thạo tiếng Pháp, nổi vai trò thông dịch viên… Bài Nhớ nhà báo tài năng, trên trang 8.
Anh là Nguyễn Út Nhỏ, cán bộ Trạm Truyền thanh xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi. Năm nay anh đã bước sang tuổi 50. Anh đen, gầy, vóc dáng nhỏ như tên Út Nhỏ mà người ta hay đùa “ông này đã Út lại còn Nhỏ”. Tuy nhiên, chuyện mà người cán bộ trạm truyền thanh xã này làm được lại không hề nhỏ. Sinh ra trong gia đình nghèo, con đường học hành của anh chỉ đến lớp 5 là dừng lại. Mặc dù vậy, niềm đam mê làm báo trong anh vẫn luôn cháy bỏng. Niềm đam mê ấy là động lực giúp anh tự học, tự mày mò để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là người đưa thông tin về cơ sở thông qua hoạt động truyền thanh. Bút ký Ðam mê nghề báo như anh Út Nhỏ, trên trang 11.
Chi tiết mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay./.