Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau; Thông qua danh sách bổ sung tên vào ngân hàng tên đường; Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cà Mau thăm, tặng quà cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng là những tin tức nổi bật trên trang 2.
Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau; Thông qua danh sách bổ sung tên vào ngân hàng tên đường; Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cà Mau thăm, tặng quà cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng là những tin tức nổi bật trên trang 2.
Mục Vấn đề cần quan tâm trên trang 2 có bài Ban khuyến học dòng họ Đỗ Thừa Luông – Đỗ Thừa Tự nâng bước học sinh nghèo. Bài viết thông tin, từ năm 2011, Ban Khuyến học dòng họ Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự hoạt động tự phát với mục đích kêu gọi anh em dòng họ cùng nhau đóng góp giúp học sinh nghèo có thêm động lực vượt qua khó khăn, cố gắng học giỏi. Tính từ năm 2011 đến nay, Ban Khuyến học dòng họ Ðỗ đã vận động và trao gần 100 suất học bổng cho học sinh nghèo trong dòng họ và cộng đồng. Vào ngày 1/2/2015, Ban Khuyến học dòng họ Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự chính thức được ra mắt tại xã Hoà Thành. Ðây là mô hình khuyến học của dòng họ đầu tiên trong tỉnh được công nhận và đi vào hoạt động, tạo tiền đề cho việc vận động, nhân rộng các mô hình khuyến học tiếp theo trong thời gian tới.
Trang 3 đăng tải thông tin về Đại hội Chi hội Nhà báo Báo Cà Mau lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015-2017 và trích phát biểu của Nhà báo Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau, tại Đại hội.
Hiện nay đang là cao điểm của mùa khô hạn nên nguy cơ cháy nổ luôn khó lường đối với các khu chợ, khu tập trung đông dân cư… thiếu an toàn về phòng, chống cháy. Đây cũng là thời điểm các lực lượng phòng cháy, chữa cháy tỉnh Cà Mau túc trực 24/24 giờ để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Bài Tăng cường phòng, chống cháy nổ, trên trang 6.
Không đất sản xuất, trước đây đời sống của gia đình thương binh 4/4 Phạm Văn Tiễn (Sáu Tiễn) ở ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, với 7 nhân khẩu, luôn trong cảnh chạy ăn từng bữa. Trong "cái khó ló cái khôn", khi thấy nghề ép chuối khô phát triển, ông chạy vạy khắp nơi kiếm tiền mua được chiếc xuồng máy, những tháng nắng, ông “quần” từ làng trên đến xóm dưới mua chuối về để mọi người trong gia đình ép chuối khô rồi chở đi bán. Mùa mưa không ép chuối được, ông chuyển sang mua dừa tươi, dừa khô, chuối các loại và cũng chở đi bán các nơi trong tỉnh. Làm ăn có vốn, ông đầu tư chăn nuôi heo. Nhờ sự cần cù và tiết kiệm, hiện tại, cuộc sống gia đình ông đã ổn định, tinh thần phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất. Từ năm 2012 đến nay, năm nào ông cũng được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.
Còn anh Thạch Thanh, hộ đồng bào Khmer ở ấp 3, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình thì dùng mảnh đất mẹ vợ cho mượn gần nhà rộng vài trăm mét vuông để trồng rau màu và chăn nuôi. Thu nhập từ đi làm công nhật và trồng rau, vợ chồng anh Thạch Thanh dùng trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, còn thu nhập từ chăn nuôi coi như tiền tiết kiệm. Với nỗ lực phấn đấu vươn lên, hiện gia đình anh đã không còn nằm trong danh sách hộ cận nghèo của xã. Anh khẳng định: “Muốn thoát nghèo nhanh, bền vững, vươn lên phát triển kinh tế gia đình, không gì bằng chính nghị lực của bản thân”. Ghi nhận trong bài Nông dân Khmer với “bí quyết” làm giàu, trên trang 11.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số 2761, phát hành thứ hai, 30/3/2015, còn nhiều tin, bài thời sự khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.