Ðược xây dựng vào năm 2002, tuyến lộ rộng 2,5 m, dài 7 km, nối liền kinh Kiểu Mẫu và kinh Dân Quân, thuộc địa bàn xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời hiện sạt lở rất nghiêm trọng, nhiều đoạn mặt đường bê-tông nằm chông chênh trên nền đất rỗng. Không chỉ có tuyến lộ trên, một số tuyến lộ khác ở huyện Trần Văn Thời cũng trong tình trạng hư hỏng nặng.
Ðược xây dựng vào năm 2002, tuyến lộ rộng 2,5 m, dài 7 km, nối liền kinh Kiểu Mẫu và kinh Dân Quân, thuộc địa bàn xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời hiện sạt lở rất nghiêm trọng, nhiều đoạn mặt đường bê-tông nằm chông chênh trên nền đất rỗng. Không chỉ có tuyến lộ trên, một số tuyến lộ khác ở huyện Trần Văn Thời cũng trong tình trạng hư hỏng nặng. Mặc cho chính quyền địa phương ra sức vận động, nhắc nhở, tuyên truyền giữ đất, giữ đường, tu sửa lộ nhưng nhiều hộ dân trên tuyến vẫn thờ ơ. Bài Ý thức bảo quản kém, lộ nông thôn xuống cấp, trên trang 2, phản ánh vấn đề vừa nêu.
Cũng trên trang 2 thông tin, ngày 23/6, ông Ngô Vũ Thăng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu cho biết, Tỉnh đoàn đã hoàn thành các bước chuẩn bị hỗ trợ thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Theo đó, các huyện đoàn, thành đoàn ở Bạc liêu sẽ đảm bảo 5 lực lượng thanh niên tình nguyện hướng dẫn thí sinh và phụ huynh tại 23 hội đồng thi. Song song đó là việc bố trí đội thanh niên tình nguyện lưu động, chở thí sinh bằng xe máy từ nơi nghỉ đến các điểm thi trong nội ô thành phố. Ngoài 1.200 suất lưu trú miễn phí ở khu ký túc xá trong địa bàn TP Bạc Liêu, Tỉnh đoàn Bạc Liêu đã kết nối với hơn 10 ngôi chùa trên địa bàn đảm bảo chỗ ở, ăn uống, nghỉ ngơi miễn phí cho khoảng 1.500 thí sinh khác trong suốt thời gian thi, nếu thí sinh có nhu cầu. Lực lượng thanh niên tình nguyện tại Bạc Liêu cũng đã thiết lập đường dây nóng qua hai số điện thoại: 0910.011.369 và 0981.892.369 sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thí sinh và phụ huynh từ nay đến hết kỳ thi THPT quốc gia.
Thấy lượng cá dạt từ các vựa thu mua, trong các vuông tôm quá nhiều, giá rẻ, chị Phan Thị Chuyển (ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) mua gom về làm mắm. Chia sẻ sự vất vả của vợ, anh Trần Quốc Khởi, chồng chị, mày mò tìm hiểu và chế tạo thành công 3 loại máy: rang thính, xay thính, đánh vẩy cá. Bà con gọi anh là “Ba Chế”. Nhờ có máy, năng suất làm mắm tăng lên gấp đôi. Hiện mỗi tháng chị giao gần 1 tấn mắm cá sơn, cá đối... cho các huyện, TP Cà Mau. Cũng từ nghề làm mắm, chị Chuyển đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho gần 10 chị em phụ nữ địa phương với thu nhập mỗi người mỗi ngày từ 150 đến 200 nghìn đồng. Bài Quyết tâm làm giàu như vợ chồng “Ba Chế”, trên trang 7.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cà Mau ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm không chỉ diễn ra nơi tập trung đông dân cư mà ở ngay cả nông thôn. Đổi rác lấy quà là một trong những hoạt động của Tháng hành động vì môi trường năm nay. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, TP Cà Mau phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những điểm đổi rác sinh hoạt, rác độc hại để lấy quà. Tại đây, người dân sẽ được tuyên truyên truyền trực tiếp về cách phân loại rác thải theo từng nhóm, qua đó, hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Chi tiết trong bài Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, trên trang 8.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Cà Mau có 3 xã về đích, 33 xã đạt từ 6 đến 9 tiêu chí, không còn xã dưới 6 tiêu chí. Đặc biệt, có 16 xã đang nỗ lực để về đích nông thôn mới vào cuối năm 2015. Bài Xây dựng nông thôn mới ở Cà Mau – Hân hoan đường về đích, trên trang 11.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số ra hôm nay còn nhiều tin, bài thời sự khác, mời quý vị và các bạn tìm đọc./.