Trang 2 có bài Di tích chùa Cao Dân – Nơi gắn liền với nhiều huyền thoại. Nằm bên dòng Bạch Ngưu, chùa Cao Dân là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông lâu đời ở Cà Mau. Chùa được xây dựng từ năm 1922, ngoài là nơi tu hành, sinh hoạt văn hoá của bà con đồng bào Khmer, nơi đây còn là cơ sở cách mạng từ trước năm 1945 đến ngày đất nước thống nhất. Năm 2007, chùa Cao Dân được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá tỉnh Cà Mau.
Báo Cà Mau số ra hôm nay tập trung nhiều bài viết về các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể thao.
Trang 2 có bài Di tích chùa Cao Dân – Nơi gắn liền với nhiều huyền thoại. Nằm bên dòng Bạch Ngưu, chùa Cao Dân là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông lâu đời ở Cà Mau. Chùa được xây dựng từ năm 1922, ngoài là nơi tu hành, sinh hoạt văn hoá của bà con đồng bào Khmer, nơi đây còn là cơ sở cách mạng từ trước năm 1945 đến ngày đất nước thống nhất. Năm 2007, chùa Cao Dân được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá tỉnh Cà Mau.
Với 50.000 bản cho lần phát hành đầu tiên là một con số khủng đối với một nhà văn trẻ, nhất là với thể loại tản mạn, bút ký và lại là về Sài Gòn, một đề tài không… mới (nhưng chưa bao giờ cũ) của cây bút trẻ Anh Khang - vốn được biết đến từ văn học mạng. “Ði đâu cũng nhớ Sài Gòn và… em” viết về “Sài Gòn là một thành phố rất ngộ. Ðủ bé nhỏ tình cờ để hai người dưng đâu đó chợt va vào gặp gỡ, yêu nhau rồi chia xa. Lại cũng đủ rộng lớn nhiều ngã để khi rời tay thành lạ, sẽ chẳng còn thể một lần đụng mặt trên phố từng quen”. Đơn giản là sống, đi, quan sát và trải nghiệm, Anh Khang làm đầy đặn những trang viết của mình bằng những gì mắt thấy, tai nghe, cộng thêm cảm xúc, niềm thương, nỗi nhớ, những kỷ niệm từng góc đường, con phố của Sài Gòn, nơi mình đã sinh ra, lớn lên và cả những vùng đất mình đã đặt chân đến. Đó là những cảm nhận khi đọc tạp bút “Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và… em”, trên trang 5.
Chương trình "Ngày thứ Bảy đồng hành cùng người già neo đơn, người khuyết tật” được Hội LHPN huyện Ngọc Hiển phát động từ tháng 7/2015 và triển khai đến 8/8 cơ sở hội. Hầu hết các cơ sở hội đều hưởng ứng tích cực. Người già neo đơn, người khuyết tật được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, sống vui vẻ hơn. Ghi nhận trong bài Ðồng hành cùng người neo đơn, tàn tật, trên trang 9.
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 40/82 xã được đầu tư xây dựng trung tâm VH-TT với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Ðầu tư xây dựng tốn kém, nhưng thực tế thì hầu hết các trung tâm VH-TT hoạt động không hiệu quả, tần suất hoạt động rất thấp, có nơi gần như không hoạt động, bỏ hoang phế và xuống cấp theo thời gian. Thực trạng trên được phản ánh qua bài Trung tâm Văn hoá – Thể thao xã - Hoạt động chưa hết công năng, trên trang 11.
Lễ hội Nghinh Ông là nét đẹp văn hoá truyền thống của ngư dân làm nghề biển, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự biết ơn trời đất, thần linh và cầu mong mưa thuận gió hòa, việc làm ăn nhiều thuận lợi. Lễ hội Nghinh Ông năm nay diễn ra trong 4 ngày (từ 13-16/2 âm lịch, tức từ 21-24/3 dương lịch) với các hoạt động: đờn ca tài tử Nam Bộ, ca múa nhạc, hội chợ du lịch - thương mại, các trò chơi dân gian… Nhiều hình ảnh hoạt động của lễ hội được đăng tải trên trang 12.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.