Mục Vấn đề cần quan tâm trên trang 2 có bài Điện chia hơi - hiểm hoạ khó lường. Bài viết thông tin, toàn tỉnh hiện còn khoảng 10.000 hộ dân dùng điện theo hình thức chia hơi. Ngoài phải trả giá điện năng tiêu thụ cao, đường dây điện mắc tạm bợ, chằng chịt mất mỹ quan, việc sử dụng điện chia hơi còn gây ra nhiều tai nạn điện chết người.
Mục Tin tức - sự kiện trên trang 2 có các thông tin: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo tập trung tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng làm việc với Huyện uỷ Đầm dơi về tình hình gặp khó khăn trong xây dựng NTM và chỉ đạo các ngành chung tay tháo gỡ; Sở Công thương Cà Mau phối hợp với Cục Công tác phía Nam phổ biến kiến thức về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp.
Mục Vấn đề cần quan tâm trên trang 2 có bài Điện chia hơi - hiểm hoạ khó lường. Bài viết thông tin, toàn tỉnh hiện còn khoảng 10.000 hộ dân dùng điện theo hình thức chia hơi. Ngoài phải trả giá điện năng tiêu thụ cao, đường dây điện mắc tạm bợ, chằng chịt mất mỹ quan, việc sử dụng điện chia hơi còn gây ra nhiều tai nạn điện chết người. Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra trên 30 vụ tai nạn điện khiến 28 người chết và 4 người bị thương, trong đó không ít vụ tai nạn do sử dụng điện chia hơi. Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020, tỉnh được đầu tư 892 tỷ đồng nâng cấp lưới điện nông thôn, từ đó sẽ cơ bản khắc phục được tình trạng điện chia hơi nêu trên.
Đồn Biên phòng (BP) Cái Đôi Vàm đứng chân trên địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau, nhưng đây cũng là địa bàn khá phức tạp về an ninh trật tự. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong thời gian qua, tập thể sĩ quan, chiến sĩ Đồn BP Cái Đôi Vàm có nhiều cố gắng, góp phần quan trọng cùng các lực lượng trong tỉnh bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân. Ghi nhận trong bài Ðồn biên phòng Cái Ðôi Vàm - Xây dựng địa bàn an toàn, trên trang 4.
Trang 5 tiếp tục đăng tải về những hỏi – đáp về Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.
Trang 6 là những hình ảnh ghi nhận những nỗ lực thực hiện mô hình trường học mới (VNEN) tại Trường Tiển học I, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.
Ngoài 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Tân Dân và Tạ An Khương Nam xây dựng được trung tâm văn hoá - thể thao, 12/13 xã của Đầm Dơi đều có quỹ đất xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao và phần lớn đã triển khai san lấp mặt bằng. Toàn huyện hiện có 11 sân bóng đá mi-ni bằng cỏ nhân tạo, 2 nhà thi đấu cầu lông, 1 hồ bơi do người dân bỏ tiền ra đầu tư. Song song đó, hầu hết các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện đều đã có sân cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền…; các trường học đều có sân chơi, bãi tập thể dục thể thao. Cùng với đó, mỗi năm Nhân dân các xã, thị trấn đã đóng góp hàng chục triệu đồng cho các giải thi đấu địa phương. Bài Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động thể thao, trên trang 8.
Nhà trẻ Khuyết tật xã Trí Phải, huyện Thới Bình được thành lập từ năm 2001 theo dự án của Tổ chức Phi Chính phủ EMDH của Pháp tài trợ. Nhà trẻ luôn được duy trì hoạt động nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự nhiệt tình của cán bộ, nhân viên nơi đây. Song song đó, nhờ có Quỹ Bảo trợ trẻ em làm cầu nối đến những tấm lòng vàng, hằng năm, rất nhiều trẻ được tạo điều kiện kiểm tra, chăm sóc và phục hồi sức khoẻ. Đến nay, có nhiều trẻ dị tật được điều trị, phục hồi, hoà nhập cộng đồng. Bài Điểm tựa những mảnh đời không may mắn, trên trang 11.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.