ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 13-1-25 06:31:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

Báo Cà Mau (CMO) Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu đối với mọi lứa tuổi. Riêng đối với người cao tuổi, quá trình bổ sung dinh dưỡng cần phải có phác đồ hợp lý để đảm bảo đủ dưỡng chất duy trì năng lượng cho các cụ, vừa không tạo sự quá tải cho hệ tiêu hoá.

Ðoàn cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Ðại học Y dược TP Hồ Chí Minh kiểm tra sức khoẻ cho người cao tuổi trong chuyến khám bệnh từ thiện tại xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân. (Ảnh minh hoạ).

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, những nhu cầu và sự cân đối các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ là điều kiện cần và đủ trong cơ cấu bữa ăn dành cho người cao tuổi. Trong chế biến bữa ăn hàng ngày, món canh sẽ giúp thức ăn dễ tiêu hoá hơn. Ðặc biệt, cần chú ý không được bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày đối với người cao tuổi. Việc lên kế hoạch về thực đơn, theo dõi, đánh giá bữa ăn… là những yếu tố cần thiết, từ đó có thể đánh giá được sức khoẻ của các cụ, trong đó bao gồm cả việc theo dõi cân nặng, vòng eo, tỷ lệ mỡ cơ thể.

Bác sĩ Ðinh Thanh Nguyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, khuyến nghị: “Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và duy trì vận động vừa sức để cải thiện sức khoẻ, nhằm góp phần làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Nên ưu tiên chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế món chiên, nướng để giảm hấp thu cholesterol và giúp tiêu hoá dễ dàng hơn. Cần thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh thực đơn quá đơn điệu để ăn uống ngon miệng hơn. Cần chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tạo không khí vui vẻ, tinh thần thoải mái cho các cụ khi ăn…”.

Ðối với người cao tuổi, nhất là các cụ sống xa con cháu, có gia cảnh khó khăn, bản thân các cụ hàng ngày còn phải tự lao động kiếm sống thì thường là các cụ sống chắt chiu, tiết kiệm, chỉ ăn uống cho xong bữa, ít chú ý đến việc phải chế biến các món ăn có đủ dinh dưỡng. Thậm chí là còn bỏ bữa. Bà Nguyễn Thị Ngô, 76 tuổi, ở ấp Kênh Giữa, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, là một trong những gia đình có điều kiện ở địa phương, nhưng các con cháu của bà đều là công chức, viên chức nên ít có thời gian quây quần đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày cùng với ông bà. Bà Ngô chia sẻ: “Hôm nào tụi nhỏ nó về đầy đủ, thì hôm đó ăn uống ngon miệng hơn. Còn không thì tôi với ổng chỉ ăn cho xong bữa thôi”.

Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với sức khoẻ và tuổi tác của từng người để có tuổi thọ tốt hơn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện đang nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới với những tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội. Hơn 60% người cao tuổi có tình trạng sức khoẻ yếu hoặc rất yếu cần có người chăm sóc. Các bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hoá khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ... phải điều trị đến suốt đời.

Do đó, việc chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng cho người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay, góp phần phát huy vai trò của người cao tuổi và thích ứng với quá trình già hoá dân số đang ngày càng diễn ra một cách nhanh chóng./.

 

Phương Vũ

 

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.