ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 01:46:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Báo Cà Mau (CMO) Dinh dưỡng tốt giúp cơ thể phát triển đầy đủ, khoẻ mạnh khiến trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của trí não giúp trẻ thông minh, từ đó trẻ được phát triển toàn diện.

Bà Nguyễn Bích Thảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Tràm, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết “Nhà trường đặt vấn đề an toàn thực phẩm cho trẻ lên hàng đầu. Chúng tôi chọn nơi cung cấp thực phẩm uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thực đơn hàng ngày của trẻ đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nhân viên nuôi dưỡng phải biết cách chế biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn, kể cả thực phẩm sống. Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong ăn uống”.

Nhân viên y tế cân và đo trẻ tại Trường Mầm non Hương Tràm, Phường 5, TP Cà Mau.

Những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non không ngừng được quan tâm. Hàng năm, Khoa Dinh dưỡng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đều tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Thực hiện việc cân, đo để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Bác sĩ Ðinh Thị Nguyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Từ tháng 8-10/2022, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh, trong đó có hoạt động cân, đo trẻ trong các trường mầm non, mẫu giáo. Qua điều tra, 30 cụm phát hiện 158 trẻ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi và 300 trẻ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi. Hiện tại, chúng tôi tiếp tục công tác cân, đo trẻ trong trường mầm non, mẫu giáo để có những giải pháp can thiệp”. Bà Nguyễn Bích Thảo cho biết thêm: “Tổng số học sinh trong trường là 315 trẻ, nhà trường phối hợp với Trạm Y tế phường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiến hành cân, đo trẻ, qua đó phát hiện 3 trẻ nhẹ cân, 6 trẻ thấp còi và 3 trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm. Nhà trường phối hợp tuyên truyền cho phụ huynh để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ”.

Muốn phòng chống suy dinh dưỡng có hiệu quả, ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức cân đo, đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Từ đó, tổ chức tư vấn cho phụ huynh có trẻ bị suy dinh dưỡng... Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khoẻ của trẻ qua các cuộc họp, qua các buổi đưa đón trẻ, trao đổi trực tiếp cho phụ huynh, từ đó giúp giáo viên và phụ huynh nắm được cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Kiểm tra từ khâu cung ứng đến sơ chế và chế biến thực phẩm đến khẩu phần ăn của trẻ. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Ðặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn. Giáo viên thường xuyên quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. Khẩu phần và thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ.

Nhà trường cần phối hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khoẻ và cân đo trẻ định kỳ, kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ./.

 

Minh Khang

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.