ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 03:14:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dỡ chà bắt cá

Báo Cà Mau (CMO) Cuối mùa hạn, khi nước trên các kênh, rạch vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đã cạn, bà con nông dân bắt đầu công việc dỡ chà bắt cá.

Xác định được đống chà cần dỡ, đầu tiên người dân sẽ dùng lưới bao quanh hết đống chà và buộc lưới cố định vào những cây sào đã cắm sẵn từ trước.

Thường mỗi gia đình sẽ có từ 2-4 đống chà tự cặm trên sông, mỗi người tự phân chia ranh giới riêng, cứ 2 lần trong tháng, cánh đàn ông cùng nhau dỡ chà bắt cá, rất vui và nhộn nhịp.

Hơn 15 năm ông Nguyễn Văn Nghiệp (Hai Nghiệp, Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời) gắn bó với nghề cặm chà bắt cá. Ông Hai Nghiệp chia sẻ: “Ở khúc sông này, ai muốn cặm chà cũng được, ngày xưa chủ yếu cặm chà để kiếm cá ăn, sau này cá đồng cũng có giá nên mình làm để có thêm thu nhập”.

Đống chà chủ yếu cặm ở chỗ nước hơi sâu, đất cứng; chà là những cây tre, cây trúc…, đặc biệt là không có gai. Bình quân chiều ngang đống chà khoảng 5 m, dài khoảng 10 m, tuỳ theo số lượng chà nhiều hay ít.

Khi đã bao lưới, bà con sẽ vào bên trong dỡ hết các nhánh chà ra ngoài.

Nối gót cha mình, anh Nguyễn Văn Thế (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời) cũng đam mê với nghề cặm chà. Anh Thế tâm sự: “Con cá đồng không giống như cá biển, khi dồn vào đường cùng nó sẽ “cắm đầu” xuống bùn để chạy thoát (đặc biệt là cá lóc và cá rô), còn cá biển thì trườn; vì thế mình phải lần viền chì sát đáy và phải dùng thanh trúc nhỏ để cố định lưới đáy rất cẩn thận”.

Theo bà con, trước đây lượng cá còn rất nhiều, đặc biệt cá to, có ngày thu hoạch được cá tra, cá thác lác cườm trọng lượng hơn 5 kg/con; còn bây giờ cá đã ít đi. Hiện tại, mỗi lần dỡ chà, bà con thu hoạch khoảng 10 kg cá, chủ yếu là cá phi, cá thác lác, cá rô… Lấy công làm lời, khoảng nửa tháng bà con sẽ dỡ 1 lần (trong mùa hạn), thu nhập khoảng 1 triệu đồng từ tiền bán cá. Cứ thế, công việc dỡ chà kéo dài đến mùa mưa.

Khi dỡ chà, bà con sẽ vần công cho nhau, tình nghĩa xóm làng luôn thắt chặt.
Niềm vui khi bắt được những con cá to. Đa số cá bên trong chà là cá phi, trê vàng, cá tra, thác lác…

Nhật Minh thực hiện

 

Giới trẻ hoà chung không khí mừng đại lễ 30/4

Hoà chung không khí người dân cả nước tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê trên địa bàn TP Cà Mau đã chủ động trang hoàng không gian với cờ đỏ sao vàng rực rỡ, cùng những khu vực check-in mang đậm màu sắc lịch sử nhằm nhắc nhớ, tôn vinh một thời hào hùng của dân tộc.

Những tác phẩm điêu khắc nơi Nghĩa trang Hàng Keo

Có câu: “Côn Lôn đi dễ khó về/Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo”, theo Bia Di tích ghi lại: “Nghĩa trang Hàng Keo - Côn Ðảo được thực dân Pháp xây dựng trên khu đất 97.000 m2, đây là nơi chôn vùi của hơn 10 ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại Nhà tù Côn Ðảo, từ đầu thế kỷ XX cho đến giai đoạn khủng bố trắng năm 1940-1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng, di dời về Khu D Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Ðảo. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy”.

Ðảm bảo hoạt động hàng không an toàn và thông suốt

Với phương châm vừa vận hành vừa nghiên cứu, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không, Công an tỉnh Cà Mau đã bố trí lực lượng công an chính quy phối hợp với lực lượng an ninh sân bay triển khai các giải pháp đảm bảo hoạt động hàng không luôn trong trạng thái an toàn và thông suốt.

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.