ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 23:06:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðoàn kết ứng phó thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong dân là một trong những giải pháp quan trọng được thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời thực hiện để phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Thị trấn Sông Ðốc là địa bàn khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro từ các hiện tượng thiên tai thời tiết cực đoan. Bởi lẽ, không chỉ có đội tàu hơn 1.359 chiếc đang tham gia hoạt động khai thác trên biển mà điều kiện dân cư của địa phương này tập trung khá đông đúc. Theo thống kế, ngoài 32.858 khẩu của thị trấn thì khu vực Sông Ðốc có thời điểm số lượng người đến đây tạm trú tăng đột biến, cao điểm có khi hơn 50.000 người.

Phụ nữ ven biển vá lưới chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Ông Nguyễn Ðình Triểu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, cho biết, dân cư sống tập trung ven 2 bên bờ sông Ông Ðốc và tuyến đê rừng phòng hộ biển Tây khá đông nên rất phức tạp nếu xuất hiện mưa bão.

Không chỉ vậy, toàn khu vực thị trấn hiện nay vẫn còn khoảng 250 hộ đang sống trong khu vực rừng phòng hộ biển Tây, Rạch Miễu và khu vực Tân Hồng Phát. Ðây là những hộ dân luôn trong tình trạng đối diện với nguy cơ cao khi có áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ vào đất liền.

Ðể hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do dông bão, áp thấp nhiệt đới, ông Triểu cho biết thêm, ngay từ đầu năm, thị trấn đã tiến hành củng cố ban chỉ huy cũng như xây dựng và hoàn thiện các phương án theo từng tình huống và cấp độ rủi ro thiên tai và cả việc di dời các lồng bè nuôi thuỷ sản trên Hòn Chuối. Ðặc biệt, Sông Ðốc tập trung xây dựng và phát huy sự tham gia chung sức của người dân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên biển thông qua đội tàu an toàn, đội xung kích… luôn trong tư thế sẵn sàng khi có tình huống khẩn cấp.

Gia đình ông Nguyễn Văn Quân, Khóm 3, thị trấn Sông Ðốc, là một trong số ấy. Ðến nay, bản thân ông cũng không còn nhớ gia đình đã tham gia đội tàu an toàn được bao nhiêu năm, chỉ nhớ, “sau bão số 5, đội tàu khai thác an toàn của thị trấn Sông Ðốc ra đời thì gia đình đăng ký tham gia luôn, cũng khoảng 20 năm hơn gì đó. Ban đầu, gia đình ít tàu thì tham gia 1 chiếc, khi làm ăn phát triển đóng được nhiều tàu hơn nên tham gia 2 chiếc”.

Với đặc thù nghề khai thác hoạt động trên biển, rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong mùa mưa bão. Do đó, đội tàu an toàn là một trong những lực lượng có thể tiếp cận và hỗ trợ nhau sớm nhất khi xảy ra sự cố trên biển, góp phần giảm thiểu thiệt hại. Ðội tàu này không chỉ tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển mà còn bảo vệ ngư trường và chủ quyền, an ninh trên biển.

Ông Quân cho biết thêm, với các thiết bị an toàn đã được trang bị cùng với những kiến thức sơ cứu thông qua các buổi tập huấn, diễn tập…, các tàu của gia đình luôn trong tư thế sẵn sàng tham gia bất cứ khi nào địa phương cần.

Dù đã không còn tham gia khai thác trên biển như trước kia nhưng anh Lê Quốc Khởi, Khóm 7, thị trấn Sông Ðốc, là thành viên tích cực tham gia đội xung kích PCTT&TKCN của thị trấn trong nhiều năm qua để chia sẻ kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động nghề, nhằm giúp ngư dân giảm bớt rủi ro có thể đến từ thiên tai. Anh Khởi tâm sự, chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình để người dân có thể tránh được những thiệt hại đáng tiếc cũng là để góp sức cho quê hương và phần nào đỡ nhớ nghề, nhớ biển.

Với những suy nghĩ đó, anh luôn là thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền cũng như các hoạt động khác của thị trấn Sông Ðốc trong mục tiêu giúp người dân giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Lực lượng tham gia Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn đến nay được 54 người, lực lượng tham gia bảo vệ dân phố, tổ bảo vệ dân phố 62 người và lực lượng xung kích 73 người. Ngoài ra, phương tiện tham gia cứu nạn của thị trấn đến này là 14 phương tiện.

Ngoài ra, hoạt động sơ tán dân khi cần thiết cũng nhận được sự tham gia nhiệt tình của người dân. Theo thống kê, nếu cần thiết di dời dân trên địa bàn, thị trấn có tổng cộng 11 địa điểm với sức chứa khoảng 8.300 người.

Ông Triểu thông tin thêm, ngoài các điểm trường học, trụ sở cơ quan của thị trấn, khi cần thiết có thể tận dụng được nhiều nhà dân, công ty, xí nghiệp xây dựng kiên cố, có thể trú ẩn an toàn. Ðiều đáng mừng là, qua công tác rà soát trong dân thì toàn bộ người dân có nhà kiên cố đều đồng thuận, sẵn sàng trở thành điểm sơ tán khi địa phương cần.

Mặc dù đã chủ động xây dựng các phương án cũng như lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng cho các tình huống, tuy nhiên, trong công tác phòng, chống thiên tai, thị trấn Sông Ðốc vẫn còn đối diện với không ít khó khăn.

Theo đó, ông Triểu nhận định, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là khu neo đậu tránh trú bão. Dù đã được đầu tư xây dựng nhưng chỉ ở mức độ tương đối, bởi lẽ hiện nay vừa là khu neo đậu lại gắn liền với khu công nghiệp. Ngoài ra, kinh phí cũng là vấn đề thị trấn đang gặp khó.

Khu neo đậu tránh trú bão tại cửa biển Sông Ðốc hiện nay chỉ tương đối an toàn do nằm xen lẫn với khu công nghiệp.

Không riêng thị trấn Sông Ðốc với đặc thù dân cư sống tập trung nhiều tại các cửa biển cửa sông thông ra biển nên nguy cơ thiệt hại khi có bão, áp thấp nhiệt đới là vô cùng lớn. Do đó, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong khó khăn là giải pháp hữu hiệu cần phát huy để tạo thành sức mạnh tổng hợp bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng cho chính người dân, nhất là những hộ đang sống trong vùng xung yếu, người già, trẻ em và phụ nữ./.

 

Nguyễn Phú - Khánh Phương

 

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) - nguồn kinh phí có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là nguồn ngoài ngân sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc thu quỹ này không đạt theo kế hoạch đề ra, do đang gặp không ít khó khăn.

Bảo vệ rừng - Giám sát, phòng ngừa từ sớm, từ xa

“Mùa khô năm nay tuy không khắc nghiệt như các năm trước, nhưng diễn biến thời tiết khó lường. Thời điểm này, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa làm trôi lớp phèn mặn bám trên cành, lá cây khô, dây leo ở thân tràm, nên khả năng bén lửa nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao", ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, lo lắng.

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.