ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-6-24 03:23:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Doanh nghiệp cần được tháo gỡ về thủ tục pháp lý

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 23/6, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XV, dành thời gian để thảo luận về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, tham gia đóng góp ý kiến.

Theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thực hiện với một trong những mục tiêu quan trọng là thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải thực hiện thêm nhiều thủ tục rườm rà, chưa thể hiện được tinh thần cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh.

Tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Duy Thanh, dẫn chứng cụ thể, đối với điều kiện để nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh, khoản 2 Điều 25 quy định: "Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý thị trường bất động sản về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Cơ quan có thẩm quyền quản lý kinh doanh bất động sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra về điều kiện của nhà ở đưa vào kinh doanh và trả lời bằng văn bản nếu nhà ở không đủ điều kiện được bán, cho thuê mua”.

Tương tự, khoản 4 Điều 32 quy định: "Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô bán nền trong dự án bất động sản, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo gửi cho cơ quan có thẩm quyền quản lý kinh doanh bất động sản cấp tỉnh và được chấp thuận về quyền sử dụng đất đủ điều kiện được chuyển nhượng".

Ông Thanh cho rằng, đây là những quy định sẽ tạo thêm thủ tục, chẳng khác nào thêm “giấy phép con”, làm cho hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên phức tạp hơn. Trong khi đó, bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đều đang hết sức khó khăn, cần được tháo gỡ về thủ tục pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, từng bước phục hồi. Chính vì vậy, đại biểu Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định về các thủ tục này.

  Đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, tham gia đóng góp ý kiến Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tại Khoản 3 Điều 43 Dự thảo quy định, trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng, thủ tục sẽ thực hiện như sau: Bước 1, bên chuyển nhượng thực hiện thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; bước 2, bên nhận chuyển nhượng sau khi được công nhận là chủ đầu tư dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo ông Thanh, việc nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục theo hướng bên chuyển nhượng trả lại đất, sau đó Nhà nước giao đất cho bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là chủ đầu tư dự án, sẽ làm phức tạp thêm thủ tục và kéo dài thời gian thực hiện hoạt động chuyển nhượng. Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng có nghĩa các yếu tố, điều kiện của bên nhận chuyển nhượng đã được thẩm định. Vì vậy thủ tục thành hai bước như Dự thảo là không hợp lý và quá mức cần thiết.

Qua phân tích, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, sửa đổi thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như các trường hợp chuyển nhượng của tổ chức kinh tế có vốn trong nước. Theo đó, sau khi bên chuyển nhượng gửi hồ sơ đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án phải ký kết hợp đồngchuyển nhượng và bàn giao dự án.

Về các thủ tục liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản. Theo quy định tại Điều 71, Điều 73 Dự thảo, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản, kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản trước khi hoạt động kinh doanh phải gửi thông tin về doanh nghiệp đến Sở Xây dựng địa phương nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải thông tin lên cổng thông tin của Sở Xây dựng.

Ông Thanh cho rằng đây là ngành nghề kinh doanh thông thường, không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, việc yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thông báo tới cơ quan quản lý trước khi hoạt động cũng là thủ tục rườm rà, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, đại biểu góp ý quy định doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo trước khi hoạt động kinh doanh quy định tại Điều 71, Điều 73 Dự thảo cần được gỡ bỏ. Nếu cơ quan quản lý nhà nước muốn biết thông tin về các doanh nghiệp này có thể lấy thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh./. 

Mộng Thường

Quyết tâm ngăn chặn tội phạm mua bán người

Theo đánh giá từ Công an tỉnh, năm 2023 và quý I năm 2024, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng từng lúc còn tiềm ẩn phức tạp.

Từ ngày 1/6: Giấy phép lái xe được xác thực trên ứng dụng VNeID là hợp lệ

Theo quy định mới của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT, ngày 31/3/2024 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái (Thông tư 05), kể từ ngày 1/6/2024 (ngày Thông tư có hiệu lực thi hành), giấy phép lái xe (GPLX) được xác thực trên ứng dụng VNeID được xem là giấy phép hợp lệ khi tham gia giao thông.

Cảnh báo nạn cắt trộm dây đồng tiếp địa

Thời gian gần đây, nạn cắt trộm dây đồng tiếp địa tại một số trạm biến áp và đường dây trung, hạ thế trên địa bàn huyện Cái Nước diễn ra khá thường xuyên, không chỉ gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, nguy hiểm cho lưới điện, mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của người dân trên địa bàn. Ðây là hành vi vi phạm pháp luật cần được xử lý nghiêm, nhằm bảo vệ an toàn lưới điện quốc gia.

Điểm tựa pháp lý cho người yếu thế

Người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc nhóm yếu thế trong xã hội cần được bảo đảm sự công bằng về quyền và lợi ích hợp trước pháp luật. Và trợ giúp pháp lý (TGPL) chính là điểm tựa về pháp luật cho đồng bào DTTS.

Triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Ngày 25/5, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cho hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; trưởng, phó công an các huyện, xã… trực thuộc Công tỉnh Cà Mau.

Đôi điều cần lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Theo quy định hiện hành, tất cả các loại bao bì cũng như các loại sản phẩm, thực phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

Hiểu đúng luật để không vi phạm

Thực tế hiện nay, nhiều người trẻ vẫn chưa hiểu rõ Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GÐ), dẫn đến những sai lầm, thậm chí là vi phạm pháp luật mà bản thân không hay biết.

Xuất bản - Hoạt động đặc thù cần được quản lý chặt chẽ

Xuất bản là hoạt động kinh tế đặc thù, sản xuất kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc, nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội, nhưng phải theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định pháp luật.

Hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý: Còn nhiều khó khăn

Hiện nay, câu chuyện hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện sau khi hoàn thành thời gian cai nghiện bắt buộc về địa phương tái hoà nhập cộng đồng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn đối với nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong đó, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, xã hội, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, vay vốn… đang là trở ngại. Việc phát huy vai trò hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện chưa thực sự hiệu quả đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý sau cai.

Trả giá cho hành vi bạo lực

Chiều ngày 17/5, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Cà Mau tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người”, đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Hôn, sinh năm 1991 (cư trú thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn).