(CMO) Bước vào giai đoạn bình thường mới, tuy ngành chuyển phát nhanh được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng những khó khăn và nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn.
Cụ thể, cuối Quý I/2022 cũng là lúc sức mua trên thương mại điện tử (TMĐT) bước vào giai đoạn “hạ nhiệt”. Các doanh nghiệp trong ngành còn gặp nhiều “bài toán khó” khi chi phí vận hành tăng do biến động giá nhiên liệu, nguy cơ về dịch bệnh vẫn chực chờ, cũng như yêu cầu giải quyết tình trạng “đứt gãy” dòng di chuyển khi thiếu hụt lao động.
Để giải quyết khó khăn, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh không ngừng đầu tư phát triển hệ thống, nâng cao năng lực vận chuyển. Thương hiệu J&T Express - Giao hàng Chuyển phát nhanh đang gặt hái nhiều thành công nhờ kiểm soát tốt cả về số lượng lẫn chất lượng trong quá trình giao nhận hàng hoá. Những nỗ lực trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ giúp J&T Express tiết kiệm thời gian và chi phí, tối ưu hoá quá trình vận hành.
J&T Express còn đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm kích cầu thị trường trong mùa “thấp điểm”. Doanh nghiệp này đã hợp tác với các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh và nền tảng công nghệ như UPOS, Haravan nhằm tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng và đối tác.
Ưu điểm của J&T Express còn được thể hiện thông qua việc mang đến mô hình kinh doanh nhượng quyền bưu cục. Đây là mô hình mới, được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt đối với những người khởi sự kinh doanh.
Tại J&T Express, các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân viên vẫn được duy trì nghiêm ngặt. Công ty cũng chủ động lên các phương án vận hành hợp lý và bố trí thêm nhân sự chuyên trách nhằm giữ vững hoạt động kinh doanh và hạn chế nguy cơ đứt gãy dòng di chuyển./.