ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 23:44:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðộc đáo nghệ thuật khắc dưa hấu Tết

Báo Cà Mau Với những sáng tạo thú vị, cùng cách chạm trổ, khắc tỉa tỉ mỉ, khéo léo theo chữ thư pháp, câu đối, hình cá chép, long phụng, hình Phật… lên mặt vỏ dưa hấu, các “nghệ nhân” đã biến tấu loại quả ngon, bổ dưỡng cho sức khoẻ này thành những tuyệt tác nghệ thuật để trang trí cạnh mâm ngũ quả ngày Tết. Càng đẹp và ý nghĩa hơn khi đặt trang trọng quả dưa ấy trên bàn thờ gia tiên, với ước nguyện cầu mong một năm mới bình an, no đủ, hạnh phúc và may mắn.

Với những sáng tạo thú vị, cùng cách chạm trổ, khắc tỉa tỉ mỉ, khéo léo theo chữ thư pháp, câu đối, hình cá chép, long phụng, hình Phật… lên mặt vỏ dưa hấu, các “nghệ nhân” đã biến tấu loại quả ngon, bổ dưỡng cho sức khoẻ này thành những tuyệt tác nghệ thuật để trang trí cạnh mâm ngũ quả ngày Tết. Càng đẹp và ý nghĩa hơn khi đặt trang trọng quả dưa ấy trên bàn thờ gia tiên, với ước nguyện cầu mong một năm mới bình an, no đủ, hạnh phúc và may mắn.

Khéo léo, công phu

Bằng đôi tay khéo léo và lòng đam mê nghệ thuật, Dương Hoà Nhu, một bạn trẻ 22 tuổi (quê huyện Ðầm Dơi) đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm nghệ thuật sống động, chân thực chỉ với một con dao nhỏ và dưa hấu. Với hình đơn giản, Nhu chỉ mất 30 phút để hoàn thiện, nhưng với những hình phức tạp và cầu kỳ phải mất từ 40-90 phút.

Khéo léo, chỉ với 1 con dao nhỏ, Hoà Nhu có thể biến tấu quả dưa hấu thường thành "tác phẩm" sinh động.

Hoà Nhu cho biết, khi còn học phổ thông, Nhu đã ham thích và tập tành khắc chữ trên loại quả này. Nhu lên mạng xem các đoạn clip hướng dẫn, sau đó tham khảo các mẫu và sáng tạo, biến tấu thêm cho sinh động, đẹp mắt.

“Tết năm rồi, tôi khắc dưa hấu tặng bạn bè, người thân chưng Tết, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh. Ðược sự khuyến khích, ủng hộ, năm nay tôi mới “tụ hội” mấy anh em cùng đam mê ra chợ dưa hấu Tết phục vụ bà con”, Hoà Nhu tâm tình.

Anh Ðào Chí Dũng, Trưởng Nhóm Khắc dưa hấu nghệ thuật Phương Duy, tại TP Cà Mau, cho biết, nhóm gồm 3 người, Hoà Nhu là người trực tiếp vẽ, khắc. Ðể các nét khắc tỉa dưa hấu được sắc nét, mảnh mai, phải dùng mũi dao cạo nhẹ nhàng phần vỏ dưa hấu (công đoạn này của 2 người còn lại), kèm theo là việc trang trí thêm những hoạ tiết khác. Muốn có được một tuyệt tác dưa hấu hoàn chỉnh, các thành viên nhóm phải đến tận vườn chọn những trái to, tròn đều và phải bảo đảm dưa hấu khắc nghệ thuật không chỉ để chưng mà khi bổ ra dưa phải đỏ, ngọt, có thể dùng chiêu đãi khách.

Với những hoạ tiết, chữ đơn giản, Hoà Nhu có thể hình tượng trong đầu rồi chạm trổ trên lớp vỏ xanh, nhưng đối với hình có hoạ tiết khó như: hình long phụng, 3 ông Phúc - Lộc - Thọ… ngoài kỹ năng ghi nhớ, nhìn hình có sẵn của đơn đặt hàng để khắc tỉa trên dưa, Nhu phải phác hoạ đường nét hoàn chỉnh trước bằng bút nhũ bạc, sau đó mới sử dụng dụng cụ khắc trực tiếp.

“Dao sắc, nhưng không nhọn, như thế mới bảo đảm chất lượng dưa có thể chưng từ 15-20 ngày và chỉ được khắc trên bề mặt dưa. Ðặc biệt, khi bắt đầu đặt mũi dao khắc phải dứt khoát cho đến khi kết thúc và hoàn chỉnh đường nét đã phác hoạ mới thôi. Thế nên, người khắc phải cẩn thận cân chỉnh, khắc tỉa đúng kích cỡ quả dưa. Tiếp đó, phải thật tỉ mẩn từng công đoạn bào, nếu dao quá nhọn, sơ suất là chỉ còn cách… bổ ra ăn”, Hoà Nhu cho biết thêm.

Món quà tết ý nghĩa

Những quả dưa hấu qua bàn tay các “nghệ nhân” trở thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa nhờ những hình ảnh đặc trưng của văn hoá phương Ðông. Ðây sẽ là sản phẩm độc đáo, lạ mắt dùng để trang trí trong gia đình ngày Tết hoặc làm quà dành tặng bạn bè, người thân.

Thời điểm sau ngày đưa ông Táo về trời cũng là lúc các thợ khắc dưa hấu đem đồ nghề ra phố. Năm nay, khách sẽ dễ dàng tìm thấy nhóm thợ khắc dưa hấu Phương Duy cặm cụi làm việc tại gian hàng đặt ở Công viên Hồng Bàng (tuyến đường Lý Thường Kiệt, phường 6).

Giá thành dưa hấu khắc nghệ thuật gồm tiền dưa theo cân ký cộng thêm tiền công, từ 150.000-250.000 đồng/trái; với dưa cặp, giá từ 290.000-390.000 đồng/cặp. Anh Ðào Chí Dũng cho hay, tuỳ theo kích cỡ, mẫu hàng đặt có hoạ tiết thế nào mà giá dưa được điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, nhóm còn ưu tiên những mẫu khắc đơn giản, giá thành khá mềm để người dân thu nhập thấp có điều kiện mua về chưng Tết, cầu may mắn.

“Ở Cà Mau, loại hình dưa hấu khắc nghệ thuật khá mới nên rất hút hàng. Ðến nay, nhóm đã nhận vài chục đơn đặt hàng. Phục vụ bà con Tết Nguyên đán này, nhóm đã thu mua dưa hấu từ các chủ vườn ở xã Lý Văn Lâm về hơn 1.200 trái, dành riêng khắc nghệ thuật 100 cặp. Với đơn hàng 10 cặp, nhóm sẽ tặng tri ân khách 1 cặp”, anh Dũng phấn khởi cho hay./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…